Vươn Lên Từ Nghèo Khó

Những năm gần đây, phong trào nông dân giúp nhau làm kinh tế được nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện khá hiệu quả, nhờ đó nhiều nông dân đã thoát nghèo, làm giàu. Trong số đó có anh Pi Năng Liêm, ở xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh.
Gần chục năm trước, cuộc sống của gia đình Pi Năng Liêm chỉ trông vào vài sào ruộng, nên lúc nào cũng thiếu thốn. Thấy quê mình nhiều đồi, rừng bỏ hoang anh nảy ra ý tưởng biến nơi đây thành một trang trại tổng hợp. Năm 2003, được Hội Nông dân tín chấp, ngân hàng cho vay 20 triệu đồng, cộng với số vốn của gia đình, anh khai hoang đầu tư trồng 2,8ha keo lai, 4ha mỳ (sắn) cao sản và buôn bán nhỏ để lấy ngắn nuôi dài. Được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm do Hội Nông dân tổ chức, anh Liêm từng bước vượt qua khó khăn và dần có thu nhập. Có thêm vốn, anh mua 16 con bò, trồng 2,5ha điều. Mấy năm sau, khi có thu nhập ổn định, anh xây dựng được một căn nhà khang trang, trị giá trên 100 triệu đồng.
Từ thành công bước đầu, số tiền lãi hàng năm anh tích cóp rồi quay vòng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Năm 2004, được Hội Nông dân tín chấp vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng anh mua 1 chiếc máy cày tay, 1 rơ móc kéo và 1 máy tuốt lúa để phục vụ sản xuất, làm dịch vụ. Đến nay, anh Liêm có gần 5ha keo, 4ha mỳ cao sản, 2ha điều, 1ha lúa nước và máy móc làm dịch vụ. Tiền lãi thu về từ 100-120 triệu đồng/năm.
Chia sẻ bí quyết làm giàu, anh Liêm cho biết: "Để sản xuất, kinh doanh thành công, trước hết phải siêng năng, cần cù lao động, ham học hỏi, biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để có biện pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng kịp thời"
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.

Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường!

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

Khánh Thượng - xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phần lớn dựa vào nghề trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo các chủ trang trại chăn nuôi và hộ nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện giá heo hơi đang được thương lái thu mua dao động từ 48-50.000 đồng/kg; mức giá này đang cho người nuôi heo có lãi cao. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm qua.