Vươn Lên Từ Mô Hình Trồng Rau An Toàn

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.
Hơn 10 năm sản xuất theo mô hình trồng RAT, anh Đỗ Thanh Bình đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Anh Bình cho biết: “Gia đình tôi đã nhiều năm trồng rau, nhưng cũng chỉ trồng theo phương thức truyền thống, canh tác đại trà, chăm sóc theo kinh nghiệm nên sản lượng và chất lượng rau không cao, khó tiêu thụ.
Từ khi được Hội Nông dân xã tập huấn, hướng dẫn trồng RAT theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau, củ, quả của gia đình làm ra đến đâu được thương lái mua hết đến đó nên cho gia đình thu nhập ổn định”.
Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi qua sách báo, qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, những lần tham quan mô hình trồng RAT hiệu quả… đã giúp anh Bình xây dựng thành công mô hình trồng RAT.
Hiện nay, trên diện tích 1 ha, anh Bình đã tập trung trồng xen canh cây cao su với dưa leo, khổ qua, bầu, mướp... Mỗi loại được anh trồng trên diện tích 3.000m2, mỗi năm thu được 3 vụ; sau khi trừ chi phí mỗi vụ cho anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
“Vụ vừa rồi vườn dưa leo trúng giá, bình quân 7.000 - 8.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi hái được từ 600 - 700kg bán cho thương lái tại vườn nên thu nhập cũng khá. Làm mô hình này tuy hơi vất vả nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, xây được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn”, anh Bình chia sẻ.
Anh Bình cho biết thêm, quá trình trồng RAT anh đã tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật sản xuất từ cách làm đất, ủ phân đến cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép... nên hạn chế sâu bệnh, kiểm soát được thời gian phun thuốc trước khi thu hoạch và bảo đảm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho hoa màu khi đến tay người tiêu dùng.
Là hội viên tổ sản xuất RAT của xã, anh Bình rất tích cực trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các hội viên khác. Điều anh trăn trở là hiện nay nhiều hộ muốn trồng RAT còn gặp khó khăn về vốn và đầu ra cho sản phẩm. Bà con rất mong nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn nữa từ các cấp, các ngành để người dân có hướng làm ăn hiệu quả.
Ông Phạm Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa, cho biết mô hình sản xuất RAT của anh Bình không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động của hội viên nông dân trong xã, giúp họ hiểu hơn trong sản xuất, chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.