Vươn lên từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Năm 1972, bà Khiển lập gia đình. Tài sản cha mẹ để lại cho bà là căn nhà lá lụp xụp và 2.000m2 đất. Để kiếm sống, gia đình bà phải đi làm thuê do không có tiền đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. Rồi bà sinh con, cuộc sống trở nên chật vật hơn. Năm 1992 chồng bà bỏ đi, để lại mình bà nuôi 7 người con.
Thấy gia cảnh của bà Khiển, Hội Nông dân phường Chánh Mỹ đã hỗ trợ gia đình bà vay 30 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để làm ăn. Có tiền, bà bắt đầu mua dê về nuôi; tận dụng diện tích mặt nước cạnh nhà, bà nuôi thêm cá và trồng hoa súng để tăng thu nhập. Hội Nông dân phường còn hỗ trợ thêm cho bà về cá giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…
Ban đầu bà Khiển chỉ nuôi 2 con dê giống, 1 tháng sau mua thêm 2 con. Đến nay đàn dê của gia đình bà đã tăng lên 150 con. Bà Khiển cho hay, nuôi dê đem lại hiệu quả cao hơn những vật nuôi khác. Dê là động vật nhai lại, ăn tạp, vì thế thức ăn của chúng cũng đơn giản là các loại lá, cây cỏ, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có nên ít tốn chi phí. Trung bình nuôi khoảng 4 tháng dê bắt đầu sinh sản; mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 - 3 con. Hiện nay, đầu ra cho dê cũng khá thuận lợi. Các thương lái thường tìm đến nhà để mua, có những thời điểm không đủ nguồn dê để cung cấp. Mỗi năm gia đình bà xuất bán khoảng 60 con, thu nhập khoảng 120 triệu đồng.
Ngoài dê, ao cá rộng 5.000m2, bà Khiến nuôi các loại cá điêu hồng, tai tượng, rô phi cho thu nhập thêm khoảng 60 triệu đồng/năm. Bà còn tận dụng ao nuôi cá để trồng bông súng với thu nhập 200.000 đồng/ngày.
Với sự cần cù, chịu khó của bà và các thành viên trong gia đình, cùng với sự hỗ trợ kịp thời về vốn, kỹ thuật chăn nuôi từ địa phương, đến nay mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng không chỉ giúp gia đình bà Khiển thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá. Bên cạnh đàn dê 150 con, đàn trâu, bò 15 con… bà còn trồng sen, súng và nuôi cá; tổng thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Kinh tế gia đình ổn định, bà Khiển có điều kiện lo cho con cái ăn học đàng hoàng và có công việc ổn định. Bà chia sẻ: “Nhờ được sự giúp đỡ rất lớn của địa phương, gia đình tôi mới cải thiện được cuộc sống như hiện nay. Tới đây, gia đình cũng sẽ đầu tư thêm vào sản xuất, chăn nuôi để kinh tế gia đình ổn định hơn, xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn”.
Ông Vương Thanh Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Chánh Mỹ cho biết, trong những năm qua, công tác giảm nghèo tại địa phương luôn được Đảng ủy, UBND phường quan tâm. Cuối năm 2010, phường có 135 hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, đến nay chỉ còn 50 hộ nghèo. Phường phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành kế hoạch giảm nghèo, đạt mức dưới mức 1%.
Có thể bạn quan tâm

Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:

Bước đầu nhóm chọn tạo công bố giống DT2008 có nhiều đặc tính quý như chịu hạn, chịu úng, chịu nóng, lạnh cao. Đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu tương như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn

Tại Singapore - Quốc đảo Sư tử vừa tưng bừng diễn ra “Ngày hội trình diễn các giải pháp cho cây trồng” của Tập đoàn Syngenta. Các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Syngenta đã giới thiệu về mô hình mẫu ở nhiều nước SX 9 loại cây trồng chủ lực và thành tựu nổi bật về công nghệ, kỹ thuật, cơ giới hóa…

Tại cuộc họp giao ban chiều 19/6, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) T.Ư cho biết, tính đến nay cả nước đã có 65% số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, tăng 15% so với năm 2011.