Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Dừa Đang Bị Hai Loại Sâu Bệnh Mới Tấn Công

Vườn Dừa Đang Bị Hai Loại Sâu Bệnh Mới Tấn Công
Ngày đăng: 25/11/2014

Hiện nay, vườn dừa ở nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị hai loại sâu bệnh mới tấn công gây thiệt hại về năng suất, chất lượng trái (quả) dừa. Đó là đó là bọ vòi voi và sâu đục trái.

Đáng báo động là tại tỉnh tỉnh Bến Tre đã có trên 5.200 ha dừa bị hai con côn trùng này gây hại. Trong đó, diện tích dừa nhiễm sâu đục trái gần 1.000 ha. Bọ vòi voi và sâu đục trái gây hại tập trung ở quả dừa, từ khi còn non cho đến khi trưởng thành. Riêng bọ vòi voi còn nguy hiểm hơn khi có dấu hiệu gây hại sang các bộ phận khác của cây dừa như ngọn, lá, thân dừa... Bọ vòi voi trưởng thành có màu nâu đen, phần đầu có vòi dài khoảng 7mm, bề ngang 1,5mm.

Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.

Chúng có kích thước bằng ruột bút bi, chiều dài khoảng 15mm. Sâu đục trái gây hại nặng hơn so với bọ vòi voi, phần lớn các trái dừa chúng đục vào đều bị rụng, tỉ lệ rụng trái nhiều vườn dừa trên dưới 50% nên thiệt hại cho nhà vườn rất lớn.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre, khuyến cáo nông dân cần thường xuyên theo dõi vườn dừa, dọn vệ sinh vườn thông thoáng, thu gom tiêu hủy các quả bị nhiễm để tránh lây lan. Bà nhấn mạnh, phun chỉ là biện pháp đối phó, người dân nên tiêu hủy trái dừa rụng xuống.

Nguồn bài viết: http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/tinh-hinh-dich-hai/ben-tre-vuon-dua-dang-bi-hai-loai-sau-benh-moi-tan-cong_t114c47n11025


Có thể bạn quan tâm

Trăn trở với nghề nuôi trăn đất Trăn trở với nghề nuôi trăn đất

Gần đây, ở tỉnh Hậu Giang phong trào chăn nuôi động vật hoang dã phát triển rầm rộ, trong đó có mô hình nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy. Nhưng thời điểm này, câu chuyện giá cả, đầu ra đang làm người nuôi điêu đứng.

12/10/2015
Chọn hàng Việt dự trữ mùa mưa bão Chọn hàng Việt dự trữ mùa mưa bão

Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.

12/10/2015
Để niềm vui trọn vẹn khi giá cau tăng Để niềm vui trọn vẹn khi giá cau tăng

Với giá bán dao động ở mức 10.000 – 20.000 đồng/kg cau cành tươi, cao gấp 6 – 12 lần so với năm 2013, 2014 nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế rất phấn khởi. Nhưng để niềm vui này được trọn vẹn, chính quyền các địa phương đã khuyến khích người dân không nên phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.

12/10/2015
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hiệu quả thiết thực Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hiệu quả thiết thực

Ban chỉ đạo Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào này giai đoạn 2012-2015 với sự tham gia của hơn 150 đại biểu nông dân của tỉnh, nhằm biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào trong thời gian qua.

12/10/2015
Vui vụ cá chính, lo vụ cá bắc Vui vụ cá chính, lo vụ cá bắc

Kết thúc vụ cá chính (từ 1.4 đến 30.9), ngư dân trong tỉnh phấn khởi vì sản lượng đánh bắt cũng như giá bán tăng cao. Niềm vui "trúng mùa, được giá" là động lực để ngư dân trong tỉnh tiếp tục vươn khơi.

12/10/2015