Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm

Giá bưởi da xanh ổn định ở mức cao
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Cai Lậy (Tiền Giang), diện tích, sản lượng cây ăn trái của huyện không ngừng tăng.
Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.
Bình quân 1ha cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm (mùa thuận), nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa nghịch mùa thì cho thu nhập lên đến trên 300 triệu đồng.
Huyện Cai Lậy hiện đang hình thành các vườn cây ăn trái đặc sản với việc quy hoạch vùng ở các xã phía Nam QL1 cho từng loại cây trồng, như bưởi da xanh xã Long Khánh, vú sữa Lò Rèn ở các xã Mỹ Long, Long Tiên, Tam Bình, Cẩm Sơn, Thanh Hòa, Phú Quí.
Tại “xã bưởi” Long Khánh, ông Phạm Văn Ngự - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, giá bưởi da xanh không lúc nào nằm dưới giá 20.000 đ/kg. So với 46.000 đ/kg tháng trước, hiện giá bưởi da xanh vẫn ở mức cao 35.000 đ/kg. Năm ngoái có thời điểm giá “bưởi lựa” lên đến 60.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.

Để phát huy hết những lợi thế của các địa phương ở Thái Bình về nuôi trồng thủy sản, trước hết các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ cải tạo ao đầm, lịch thời vụ, con giống để sau mỗi vụ thu hoạch cá, tôm, ngao… cho thêm khoản thu lớn.

Trạm Thú y TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, khoảng 1 tháng nay, hơn 80.000 cá mú, cá chẽm nuôi tại xã Xuân Thịnh và Xuân Hòa bị chết. Cá chết có trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con, với biểu hiện lở loét. Nặng nhất là xã Xuân Thịnh, tỉ lệ cá chết tại 377 lồng nuôi lên đến 90%; xã Xuân Hòa tỉ lệ cá chết nuôi tại 47 lồng là 30%.

Sau khi lỗ thông tầm từ năm 2012 đến nay, những người nuôi gà trắng hiện đều rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa. Nhiều người bi quan cho rằng, mọi cánh cửa với dân nuôi gà công nghiệp tự phát sẽ đóng lại.

Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.