Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm

Giá bưởi da xanh ổn định ở mức cao
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Cai Lậy (Tiền Giang), diện tích, sản lượng cây ăn trái của huyện không ngừng tăng.
Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.
Bình quân 1ha cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm (mùa thuận), nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa nghịch mùa thì cho thu nhập lên đến trên 300 triệu đồng.
Huyện Cai Lậy hiện đang hình thành các vườn cây ăn trái đặc sản với việc quy hoạch vùng ở các xã phía Nam QL1 cho từng loại cây trồng, như bưởi da xanh xã Long Khánh, vú sữa Lò Rèn ở các xã Mỹ Long, Long Tiên, Tam Bình, Cẩm Sơn, Thanh Hòa, Phú Quí.
Tại “xã bưởi” Long Khánh, ông Phạm Văn Ngự - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, giá bưởi da xanh không lúc nào nằm dưới giá 20.000 đ/kg. So với 46.000 đ/kg tháng trước, hiện giá bưởi da xanh vẫn ở mức cao 35.000 đ/kg. Năm ngoái có thời điểm giá “bưởi lựa” lên đến 60.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến cá nước ngọt giảm là do sức mua tại các chợ yếu. Riêng TP. Biên Hòa, giá cá nước ngọt tại các chợ vẫn giữ ổn định như ngày thường và sức mua ngày hôm nay giảm hơn ngày thường từ 5-10%.

Nâng cao năng lực sản xuất tôm giống và tăng hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng tôm giống là một trong những vấn đề được thảo luận tại hội nghị triển khai đề án nâng cao chất lượng tôm giống, do Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức vào sáng 29/4.

Theo kế hoạch, năm 2014 huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) sẽ phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp 1.100 héc-ta. Tuy nhiên, chỉ mới đến cuối tháng 3, diện tích nuôi tôm công nghiệp của huyện lên đến hơn 1.500 héc-ta, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Hiện nay, nuôi tôm công nghiệp đã trở thành phong trào, lan rộng ở 11/11 xã, thị trấn trong huyện.

VASEP cũng cho biết, các nhà nhập khẩu Nhật đang cân nhắc chuyển qua mua tôm từ Ấn Độ và Indonesia. Điển hình là nhiều nhà nhập khẩu từ Nhật Bản đang tiến hành hướng dẫn nhà máy bên Ấn Độ làm hàng tôm duỗi thay thế cho các đơn hàng đang mua từ Việt Nam.

Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Trước đây, gà Đông Tảo thường được dùng để cúng tế hay tiến vua vì thịt gà rất ngon.