Vườn cam bạc tỷ

Thương nhân từ các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP Hà Nội đến thu mua tại vườn với giá bình quân khoảng 30 nghìn đồng/kg cam Vinh, 50 nghìn đồng/kg cam Đường Canh; trừ chi phí ông thu lãi gần 1 tỷ đồng.
Vườn cam của gia đình ông Nguyễn Ngọc Dung.
Theo ước tính, năm nay năng suất cam của gia đình ông tương đương năm ngoái. Để có được thành công như vậy, ông Dung đã học hỏi qua tài liệu kỹ thuật và tham khảo mô hình ở các tỉnh như: Hải Dương, Hưng Yên.
Ban đầu, với hơn 1 ha đất đồi, ông Dung trồng thử nghiệm 1 nghìn cây cam Đường Canh và cam Vinh.
Do tích cực học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, sau 3 năm, vườn cam của ông cho thu hoạch những quả ngọt đầu tiên; năng suất gần 8 tấn, thu về hơn 200 triệu đồng.
Kết quả đó đã tạo tiền đề giúp ông đầu tư mở rộng mô hình, đến nay vườn cam có gần 2 nghìn cây.
Nói về kỹ thuật, ông Dung chia sẻ:
“Sau khi thu hoạch quả, tôi dọn vệ sinh vườn bãi để cây dễ quang hợp, bón phân hữu cơ đã ủ mục và phân vi sinh giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Đồng thời cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm để cây thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cành khỏe.
Xới gốc, bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây góp phần tạo đà cho cây ra hoa, đậu quả với tỷ lệ cao".
Bằng cách chăm sóc trên, vườn cam của gia đình ông Dung luôn sai trĩu quả, mẫu mã đẹp và chiếm được cảm tình của khách hàng.
Được biết, thời điểm này đã có một số tư thương đến tận nhà đặt hàng để thu hái vào dịp Tết Nguyên đán.
Theo ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Thế, hiện nay mô hình trồng cam của gia đình ông Dung là một trong những mô hình điểm của huyện về chuyển đổi cây trồng.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nông dân được tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất khiêm tốn.

Kết thúc vụ sản xuất lúa hè thu, ruộng được “nghỉ” từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tận dụng khoảng thời gian này, một số nông dân ở huyện Nghĩa Hành đã sản xuất rau màu hoặc chăn thả gia súc ngay trên đồng ruộng không sản xuất cho thu nhập cao…

Tuy đã là thời điểm cuối vụ, thế nhưng dọc theo tuyến đường liên huyện Sơn Hà - Ba Tơ, trái đắng được các đại lý thu mua đem phơi rất nhiều.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Tuy Phước đã có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân hằng năm tăng 5,1%; chiếm 36% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ KH&CN về nhiệm vụ thuộc dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất muối sạch, muối tinh và hình thành liên kết theo chuỗi giá trị giữa BIDISALCO với diêm dân tại Bình Định” thực hiện năm 2015.