Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vững Tin Giảm Nghèo

Vững Tin Giảm Nghèo
Ngày đăng: 18/07/2013

Sau 10 năm (2003-2012) tham gia hoạt động ủy thác tín dụng ưu đãi với Ngân hàng CSXH, các cấp Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) đã góp phần giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Phó Chủ tịch Hội CCBVN Nguyễn Văn Đạo cho biết, tính đến ngày 30.5.2013, dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH ủy thác qua Hội CCBVN đạt hơn 17.181 tỷ đồng, với hơn 1,042 triệu hộ hội viên đang có dư nợ.

Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo

Năm 2006, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) của Hội CCB, ông Hoàng Văn Túc, hội viên thôn Nà Coóc, xã Bộc Bố (Pác Nặm, Bắc Kạn) vay 20 triệu đồng vốn hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH. Ông Túc dùng số vốn vay được đầu tư cải tạo hơn 2.000m2 ruộng lúa năng suất thấp sang làm ao nuôi cá.

5 năm trở lại đây, ao cá gia đình ông Túc luôn cho thu nhập 30 triệu đồng/năm. Gia đình CCB Lê Văn Hoàng, ấp Tân An, xã Tân Xuân (Ba Tri, Bến Tre) cách đây chưa lâu vẫn thuộc diện nghèo. Năm 2010, ông Hoàng được vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH. Với số vốn vay cùng với gom thêm 4 triệu đồng tiết kiệm của gia đình, ông mua được cặp bò mẹ. Sau gần 1 năm, cặp bò mẹ đẻ 2 bê con.

Nuôi một thời gian, ông bán cặp bê được 26 triệu đồng. Hiện gia đình ông có 3 con bò mẹ, trong đó 2 con sắp đẻ, 1 con mới đậu tinh. “Từ khi vay vốn nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình tôi có thêm khoản thu nhập hơn 20 triệu đồng...” - ông Hoàng chia sẻ.

Theo Hội CCBVN, qua khảo sát ở các địa phương, chỉ sau 1-3 năm vay vốn ưu đãi, hội viên không chỉ trả được nợ gốc và lãi mà còn có tiền tiết kiệm. Tại nhiều địa phương, không chỉ dư nợ tín dụng tăng mà chất lượng tín dụng cũng ngày càng được nâng cao.

Ông Nguyễn Đình Minh - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Nghệ An cho biết, nếu như năm 2003, dư nợ vốn ưu đãi qua “kênh” Hội CCB trên địa bàn tỉnh chỉ vỏn vẹn hơn 33,3 tỷ đồng, thì đến nay tới hơn 1.172 tỷ đồng, tăng gấp 35 lần. “Với tinh thần xưa thắng giặc, nay thắng đói nghèo, nhiều hội viên đã đầu tư hiệu quả vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nuôi con em ăn học…” - ông Minh cho hay.

Giải ngân theo dự án

Triển khai các dự án kinh tế tiểu vùng sử dụng vốn vay ưu đãi là cách làm đã được Hội CCBVN và Ngân hàng CSXH thống nhất thực hiện. Từ năm 2004, cách làm này đã cho hiệu quả tốt khi triển khai thí điểm ở Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Lai Châu...

Tại 2 dự án chăn nuôi và nuôi cá với số vốn đầu tư ban đầu 800 triệu đồng do Hội CCB tỉnh Hòa Bình là chủ đầu tư, sau 2 năm triển khai, đến nay đàn bò đã tăng thêm 100 con; 10 lồng cá phát triển tốt. Tại Phú Thọ, Hội CCB đã xây dựng được 83 dự án cho các huyện, xã miền núi đặc biệt khó khăn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng huyện Thanh Sơn trong 3 năm phát triển được hơn 300 con trâu, bò; tạo việc làm cho hơn 100 lao động…

Ông Đinh Văn Thiện - Chủ tịch Hội CCB xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn cho biết, năm 2006, dự án chăn nuôi bò sinh sản được Ngân hàng CSXH cho vay 500 triệu đồng với 50 hộ tham gia. Sau 3 năm, số bò dự án đã tăng lên 197 con, trị giá hơn 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, bà con trồng được 1,6ha cỏ, tu sửa, làm mới 58 chuồng trại. 100% hộ vay đã trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn tạo niềm tin cho nhiều hộ ở địa phương về phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập…


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Sẽ Cạnh Tranh Gay Gắt Xuất Khẩu Gạo Sẽ Cạnh Tranh Gay Gắt

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

08/12/2014
Rau Củ Tí Hon Giá Cao Vẫn Không Đủ Bán Rau Củ Tí Hon Giá Cao Vẫn Không Đủ Bán

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.

08/12/2014
Xuống Biển Xuống Biển "Săn" Nhum

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

22/07/2014
Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng Điểm Nhấn Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Sóc Trăng

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.

08/12/2014
Khơi Dòng Vận Tải Thủy Khơi Dòng Vận Tải Thủy

Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.

22/07/2014