Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Quê Của Lá Dong

Vùng Quê Của Lá Dong
Ngày đăng: 15/01/2015

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Gia đình ông Lương Gia Duy có 4 sào vườn, nhiều năm nay gia đình ông chỉ chuyên trồng lá dong xen chuối. Do thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật vào chăm bón cũng như phòng trừ sâu bệnh nên hàng năm có nguồn thu nhập khá lớn từ bán lá dong và chuối. Ông Duy cho biết: “Từ 4 sào lá dong xen chuối nếu chăm sóc tốt mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu hơn 40 triệu đồng cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác”.
Hữu Ái là thôn nằm ven Sông Đuống, nơi có diện tích đất bãi phù xa mầu mỡ. Do đó lá dong được người dân nơi đây đưa vào trồng từ lâu đời. Hiện nay, toàn thôn có khoảng 350 hộ trồng lá dong chiếm 50% số hộ của thôn hộ ít trồng từ 5 - 7 thước hộ nhiều trồng tới 5 sào, các hộ đều áp dụng phương pháp trồng xen canh giữa lá dong với chuối.
Lá dong ở Hữu Ái không chỉ bán vào dịp tết mà còn bán quanh năm. Nhưng cao điểm và nhộn nhịp nhất là từ trung tuần tháng 11 âm lịch, thời điểm này không chỉ thương lái ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh bạn cũng đổ về thu mua với số lượng lớn để chuẩn bị bán tết với loại lá to, đẹp thì khoảng 100 nghìn đồng/100 lá còn lại là 70 nghìn, 50 nghìn, 20 nghìn đồng/100 lá tùy loại.
Bà Nguyễn Thị Then thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn cho biết: “Lá dong ở Hữu Ái bản lá to, dày và đẹp, khi gói bánh chưng, bánh có mầu xanh nhạt, có mùi thơm và bánh không bị nhớt”. Đây là những ưu điểm vượt trội của lá dong Hữu Ái.
Thời điểm này, người dân trong thôn Hữu Ái đang tất bật chuẩn bị cho một vụ thu hoạch sắp tới. Với những hiệu quả mà cây lá Dong mang lại, thì có thể coi đây là một trong những cây mũi nhọn của địa phương, tuy nhiên hiện các hộ dân cũng mới chỉ dừng lại ở việc trồng tự phát, chưa có quy mô cũng như sự đầu tư vì vậy rất cần có sự định hướng của chính quyền địa phương để cây lá Dong ngày càng được nhân rộng và trở thành thương hiệu của làng quê Hữu Ái, Giang Sơn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Không Tắm Nuôi Heo Không Tắm

Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.

16/01/2013
Đổi Mới Liên Kết Để Phát Triển Bền Vững Đổi Mới Liên Kết Để Phát Triển Bền Vững

Cây cà phê ở Mường Ảng được xác định là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có tiềm năng, có lợi thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, người trồng cà phê Mường Ảng vẫn đau đáu một nỗi niềm đó là có thị trường ổn định tiêu thụ cho sản phẩm.

28/06/2013
Ồ Ạt Trồng Thanh Long Nông Dân Làm Liều Ồ Ạt Trồng Thanh Long Nông Dân Làm Liều

Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong hơn 2 năm, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới hơn 2.700ha thanh long, dù họ không biết chắc là trồng thanh long có lời hơn trồng lúa hay các loại hoa màu khác hay không.

08/06/2013
Tạo Sức Bật Cho Hộ Nghèo Thoát Nghèo Tạo Sức Bật Cho Hộ Nghèo Thoát Nghèo

10 năm qua (2003 - 2012), các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

28/06/2013
Nuôi Bò Có Thể Mang Lại Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Mỏ Cày Nam (Bến Tre) Nuôi Bò Có Thể Mang Lại Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Mỏ Cày Nam (Bến Tre)

Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.

18/01/2013