Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Quê Của Lá Dong

Vùng Quê Của Lá Dong
Ngày đăng: 15/01/2015

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Gia đình ông Lương Gia Duy có 4 sào vườn, nhiều năm nay gia đình ông chỉ chuyên trồng lá dong xen chuối. Do thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật vào chăm bón cũng như phòng trừ sâu bệnh nên hàng năm có nguồn thu nhập khá lớn từ bán lá dong và chuối. Ông Duy cho biết: “Từ 4 sào lá dong xen chuối nếu chăm sóc tốt mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu hơn 40 triệu đồng cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác”.
Hữu Ái là thôn nằm ven Sông Đuống, nơi có diện tích đất bãi phù xa mầu mỡ. Do đó lá dong được người dân nơi đây đưa vào trồng từ lâu đời. Hiện nay, toàn thôn có khoảng 350 hộ trồng lá dong chiếm 50% số hộ của thôn hộ ít trồng từ 5 - 7 thước hộ nhiều trồng tới 5 sào, các hộ đều áp dụng phương pháp trồng xen canh giữa lá dong với chuối.
Lá dong ở Hữu Ái không chỉ bán vào dịp tết mà còn bán quanh năm. Nhưng cao điểm và nhộn nhịp nhất là từ trung tuần tháng 11 âm lịch, thời điểm này không chỉ thương lái ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh bạn cũng đổ về thu mua với số lượng lớn để chuẩn bị bán tết với loại lá to, đẹp thì khoảng 100 nghìn đồng/100 lá còn lại là 70 nghìn, 50 nghìn, 20 nghìn đồng/100 lá tùy loại.
Bà Nguyễn Thị Then thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn cho biết: “Lá dong ở Hữu Ái bản lá to, dày và đẹp, khi gói bánh chưng, bánh có mầu xanh nhạt, có mùi thơm và bánh không bị nhớt”. Đây là những ưu điểm vượt trội của lá dong Hữu Ái.
Thời điểm này, người dân trong thôn Hữu Ái đang tất bật chuẩn bị cho một vụ thu hoạch sắp tới. Với những hiệu quả mà cây lá Dong mang lại, thì có thể coi đây là một trong những cây mũi nhọn của địa phương, tuy nhiên hiện các hộ dân cũng mới chỉ dừng lại ở việc trồng tự phát, chưa có quy mô cũng như sự đầu tư vì vậy rất cần có sự định hướng của chính quyền địa phương để cây lá Dong ngày càng được nhân rộng và trở thành thương hiệu của làng quê Hữu Ái, Giang Sơn.


Có thể bạn quan tâm

“Vua Bưởi” Đất Quý Quân (Tuyên Quang) “Vua Bưởi” Đất Quý Quân (Tuyên Quang)

Sau nhiều năm lặn lội với cây, với đất, gia đình ông Đặng Văn Túc, thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có gần 1.300 gốc bưởi đường, bưởi Diễn..

06/10/2014
Giữ Gìn Và Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Bắc Kạn Giữ Gìn Và Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Bắc Kạn

Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.

06/10/2014
New Zealand Hỗ Trợ Tiền Giang Triển Khai Dự Án Sáng Kiến Nông Nghiệp Mới New Zealand Hỗ Trợ Tiền Giang Triển Khai Dự Án Sáng Kiến Nông Nghiệp Mới

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.

06/10/2014
Thanh Long Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước Thanh Long Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước

Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…

06/10/2014
Cá Ngừ Câu Theo Kiểu Nhật, Ngư Dân Kêu Lỗ Cá Ngừ Câu Theo Kiểu Nhật, Ngư Dân Kêu Lỗ

Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.

06/10/2014