Vùng Nuôi Cá Tra Của GODACO Được Cấp Giấy Chứng Nhận ASC

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC lần này được cấp cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của GODACO tại cồn Thành Long (huyện Mỏ Cày, Bến Tre) với diện tích nuôi hơn 10 ha là vùng nuôi đầu tiên của công ty được chứng nhận tiêu chuẩn ASC.
Công ty sẽ tiếp tục triển khai áp dụng tiêu chuẩn ASC cho những diện tích nuôi còn lại để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu, cũng như đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng dành cho sản phẩm mang tính bền vững.
GODACO là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mô tương đối lớn của tỉnh. Những năm gần đây, GODACO đã tập trung vào xây dựng vùng nguyên liệu, chủ yếu ở tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, với tổng diện tích vùng nuôi 130 ha. GODACO cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong tỉnh khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP trên vùng nuôi cá tra công nghiệp.
Tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), là viết tắt của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. ASC được thành lập năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, đang được xây dựng qua các đối thoại nuôi trồng thủy sản, một chương trình gồm các hội nghị bàn tròn do WWF khởi xướng và điều phối.
Có thể bạn quan tâm

Thực phẩm Việt cần có chiến lược xây dựng thương hiệu để hội nhập sâu rộng, gắn kết chặt chẽ giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.

Ngày 27-10, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề “ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế và chia sẻ kinh nghiệm, định hướng tương lai”.

Kéo dài từ ngày 26-10 đến 2-11-2015 tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, nhưng chỉ qua 2 ngày, Hội chợ triển lãm giao lưu công nông nghiệp Hậu Giang 2015 đã vực dậy sức mua của người dân sau nhiều tháng trầm lắng.

Những năm gần đây, một số nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình trồng luân canh ấu trên nền đất ruộng trũng và trồng xen trong mương liếp vườn vào mùa nước nổi, đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.

Từ việc xác định được thế mạnh riêng, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, đã đạt nhiều kết quả trong công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.