Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tình Hình Khai Thác Đàn Cá Tra Hậu Bị Cải Thiện Di Truyền

Tình Hình Khai Thác Đàn Cá Tra Hậu Bị Cải Thiện Di Truyền
Ngày đăng: 30/04/2014

Đồng Tháp là một trong những tỉnh đã tiếp nhận 60.500 con cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (chiếm 60,5% tổng lượng chuyển giao).

Trong đó huyện Lấp Vò được chuyển giao 6000 con tại cơ sở sản xuất cá tra Mừng Liên, ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp từ đầu năm 2012 và được chia thành 2 nhóm nuôi thả trong 2 ao riêng biệt.

Đến nay đàn cá còn lại 5.500 con. Do kích cỡ và trọng lượng đàn cá phát triển không đồng đều nên cơ sở đã thực hiện tuyển chọn được 4.500 con với trọng lượng trung bình 4,2 kg/con để tiếp tục nuôi vỗ và cho tham gia sinh sản. Số cá không đạt chuẩn đã loại bỏ.

Trong quá trình nuôi, cơ sở đã thực hiện nuôi vỗ đúng theo quy trình kỹ thuật do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cung cấp và đã cho lai chéo giữa 2 đàn với nhau trước khi tham gia sinh sản. Đến nay đàn cá này đã sản xuất được khoảng 300 triệu bột cung ứng cho các địa phương trong tỉnh và tỉnh Tiền Giang.

Theo đánh giá của chủ cơ sở và cán bộ kỹ thuật Trạm Thủy sản huyện thì đàn cá được cải thiện di truyền có sức tăng trưởng nhanh, con bột có kích cỡ to và tỷ lệ sống tốt hơn đàn cá từ địa phương. Ông Huỳnh Văn Mừng, chủ cơ sở sản xuất giống cá tra Mừng Liên rất hài lòng với đàn cá tra này vì nó đã khắc phục được tình trạng suy giảm chất lượng con giống hiện nay. Đây là cơ sở sản xuất cá tra giống đầu tiên trong tỉnh đã đạt được quy chuẩn GlobalGAP.

Ông cho biết với đàn cá hậu bị cải thiện di truyền hiện nay thì hàng tháng cơ sở sản xuất của ông sẽ sản xuất được 65 triệu bột/tháng. Ông rất mong các cấp các ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện việc chuyển giao này và cở sở sẽ sẵn sàng tiếp nhận đàn cá tra hậu bị cải thiện di truyền mới trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Lo Tôm Chết Nỗi Lo Tôm Chết

Do tôm chết kéo dài làm cho không ít bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều hộ vay vốn ngân hàng để cải tạo và mua giống thả nuôi với mong muốn có được kết quả khả quan. Nhưng tình trạng tôm chết vẫn cứ diễn ra…

24/06/2012
An Toàn Lao Động Trong Nông Nghiệp: Nhắm Mắt Làm Liều An Toàn Lao Động Trong Nông Nghiệp: Nhắm Mắt Làm Liều

Đa phần nông dân ít được hướng dẫn về an toàn lao động (ATLĐ). Tuy nhiên, nhiều xã tại tỉnh Thái Nguyên, bà con được hướng dẫn cũng chẳng làm theo.

25/06/2012
Người Nuôi Heo Người Nuôi Heo "Khốn Khổ"

Hệ lụy của việc buôn bán và sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trên heo vừa mới tạm lắng thì dịch heo tai xanh tái bùng phát và có nguy cơ lây lan. Theo thống kê của Cục Thú y, cả nước có 8 tỉnh, thành xảy ra dịch và buộc phải công bố. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại khá nặng nề. Giá heo hơi một thời gian dài không "ngóc đầu" lên nổi thì nay tiếp tục giảm.

25/06/2012
“Bán Lá” Vườn Cây Ăn Trái “Bán Lá” Vườn Cây Ăn Trái

Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo

10/12/2011
“Giải Mã “Giải Mã" Việc Doanh Nghiệp Ồ Ạt Mua Lá Vải Khô

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý.

10/12/2011