Vùng mía Lam Sơn niên vụ 2015-2016, năng suất mía nguyên liệu ước đạt 62 tấn/ha

Để công tác thu hoạch mía nguyên liệu thuận lợi, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp với các địa phương, đơn vị trong vùng tập trung tu sửa đường giao thông, nhất là những vùng khó khăn trong công tác vận chuyển mía nguyên liệu ở các niên vụ trước.
Bóc lá mía, làm vệ sinh đồng ruộng, có biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời để bảo đảm chất lượng mía khi đưa vào ép.
Đánh giá chính xác năng suất, sản lượng mía cho từng vùng nguyên liệu, qua đó, xây dựng kế hoạch thu hoạch, vận chuyển và chế biến phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong quá trình thu hoạch mía nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn thực hiện nguyên tắc giống chín sớm thu hoạch trước, chín muộn thu hoạch sau; vùng khó khăn thu hoạch những ngày thời tiết thuận lợi, vùng thuận lợi thu hoạch sau; thu hoạch đến đâu, vận chuyển ngay đến đó, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Ngoài ra, công ty ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá thu mua mía nguyên liệu, phương thức thu mua; đồng thời, thanh toán nhanh gọn, tạo thuận lợi nhất cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm

Được Trung tâm Khuyến Nông Ngư quốc gia hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thí điểm mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap. Mô hình giúp các hộ nuôi hướng đến sản xuất sản phẩm sạch.

Do đất cằn cỗi, vườn cà phê đạt năng suất thấp, năm 2003, sau khi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình chị Chu Thị Dần ở Tổ dân phố 7, phường Thiện An (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) quyết định trồng xen các loại cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt trên diện tích 1,3 ha cà phê.

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.

Được trồng ở xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cách đây cả chục năm, thế nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, khi giá hồng Nhân Hậu tăng từ 3000 đồng/kg lên tới gần 6000 đồng/kg khi giống hồng này mới trở thành cây trồng triển vọng trong phát kinh tế tại địa phương.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo và tạo nguồn khí gas phục vụ đun nấu, phòng nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan khuyến cáo, hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo làm túi ủ biogas.