Vùng mía Lam Sơn niên vụ 2015-2016, năng suất mía nguyên liệu ước đạt 62 tấn/ha

Để công tác thu hoạch mía nguyên liệu thuận lợi, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp với các địa phương, đơn vị trong vùng tập trung tu sửa đường giao thông, nhất là những vùng khó khăn trong công tác vận chuyển mía nguyên liệu ở các niên vụ trước.
Bóc lá mía, làm vệ sinh đồng ruộng, có biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời để bảo đảm chất lượng mía khi đưa vào ép.
Đánh giá chính xác năng suất, sản lượng mía cho từng vùng nguyên liệu, qua đó, xây dựng kế hoạch thu hoạch, vận chuyển và chế biến phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong quá trình thu hoạch mía nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn thực hiện nguyên tắc giống chín sớm thu hoạch trước, chín muộn thu hoạch sau; vùng khó khăn thu hoạch những ngày thời tiết thuận lợi, vùng thuận lợi thu hoạch sau; thu hoạch đến đâu, vận chuyển ngay đến đó, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Ngoài ra, công ty ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá thu mua mía nguyên liệu, phương thức thu mua; đồng thời, thanh toán nhanh gọn, tạo thuận lợi nhất cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.

Được sự trợ giúp cả về vốn và kỹ thuật của Nhà máy Đường Sông Con (Nghệ An), từ năm 2009 đến nay, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã chuyển đổi thành công hàng trăm ha đất bãi ven sông Con, đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm