Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao

Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 08/10/2013

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Trần Đình Lân, Chủ nhiệm HTX DVNN Hồng An: Từ năm 2005, Hồng An luôn đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trọng tâm là phát triển vùng chuyên canh rau màu. Từ vài hộ trồng rau ban đầu cho hiệu quả cao, đến nay đã có nhiều gia đình trồng từ 3 sào đến gần 1 mẫu cây rau màu; một số gia đình có thu nhập ổn định từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Toàn xã hiện đã xây dựng được 3 vùng chuyên canh rau màu lớn ở thôn Nam Tiến khoảng 17 ha, thôn Bắc Sơn và Hùng Thắng 12 ha, thôn Điềm khoảng 5 ha; các thôn còn lại luôn duy trì ổn định từ 2 – 3 ha.

Hiện nay, rau màu và các loại cây ăn quả đang là cây trồng chủ lực, làm giàu của bà con nông dân ở Hồng An. Ngoài xây dựng vùng chuyên canh rau màu, xã Hồng An quy hoạch được vùng trồng cây ăn quả ven sông Hồng với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: chuối tiêu hồng, nhãn muộn Hưng Yên và nhiều loại cây ăn quả khác. Những năm gần đây, kinh tế hộ phát triển là nhờ bà con nông dân liên tục luân canh, xen canh tăng vụ, tận dụng quỹ đất trồng từ 4 đến 5 vụ/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 4%.

Toàn xã hiện có hàng trăm hộ trồng rau quanh năm, ngoài diện tích chính là những vùng chuyên canh rau màu, các gia đình đều tận dụng đất đai trong vườn trồng các loại rau ngắn ngày. Các loại rau màu được bà con nông dân trồng chủ yếu như rau thơm, bắp cải, su hào, cà chua, dưa chuột, bí đao… Cũng nhờ rau màu mà đời sống của bà con nhân dân đang dần được cải thiện, những ngôi nhà cao tầng san sát đang được xây dựng, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa sạch sẽ, khang trang.

Đi trên cánh đồng chuyên canh rau màu của thôn Điềm, đâu đâu chúng tôi cũng thấy một màu xanh mướt đủ loại cây trồng. Anh Trần Đức Vụ, thôn Điềm, xã Hồng An đang nhanh tay chăm sóc cho hơn 2 sào cải bắp vui vẻ cho biết: Trước kia, mảnh ruộng này vốn là vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả. Năm 2005, anh cùng một số gia đình trong thôn lên xã Mễ Sở, huyện Từ Liêm (Hà Nội) học quy trình trồng và chăm sóc các loại rau màu.

Ban đầu, anh đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3 sào bắp cải, do nắm vững được kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên ngay năm đầu trồng đã cho gia đình thu nhập cả chục triệu đồng. Sau thành công ban đầu, anh mạnh dạn làm đơn đề nghị UBND cho cải tạo ruộng trũng thành chân ruộng cao, cùng một số hộ khác hình thành nên vùng chuyên canh rau màu của thôn.

Đến nay, gia đình anh đã có hơn 3 sào trồng các loại rau giống như bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua… cung cấp cho cho bà con nông dân trong xã và các xã lân cận. Ngoài ra, gia đình anh còn hơn 5 sào rau màu chủ yếu trồng cà chua và bắp cải, su hào bởi theo anh 3 loại rau này cho giá trị kinh tế cao hơn cả.

Nhờ trồng rau mà đến nay gia đình anh đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị trong gia đình. Cách vườn rau nhà anh Vụ không xa là vườn rau màu rộng gần 7 sào của gia đình anh Trần Đức Duân, do được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn rau luôn phát triển tốt. Từ trồng rau, mỗi năm cho gia đình anh thu nhập gần 80 triệu đồng.

Với việc xây dựng thành công vùng chuyên canh rau màu đã mở ra hướng đi mới, đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Hồng An. Từ đó giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay chính trên thửa ruộng của mình. Để phát huy thế mạnh của địa phương, trong thời gian tới UBND xã sẽ vận động thành lập nhiều tổ hợp tác trên cơ sở nhân rộng các mô hình trồng rau cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế từ đó góp phần cải thiện được đời sống kinh tế cho nhân dân trong toàn xã.


Có thể bạn quan tâm

Bầu Đức Chi 6.000 Tỷ Đồng Chăn Nuôi Bò Bầu Đức Chi 6.000 Tỷ Đồng Chăn Nuôi Bò

HAGL bỏ ra 50% vốn, số còn lại thuộc về Vissan và Nutifood. Giai đoạn 1, HAGL sẽ phát triển 236.000 con bò. Theo bầu Đức, giống bò thịt sẽ được HAGL nhập về từ Thái Lan và Úc, còn bò sữa sẽ nhập từ Mỹ và New Zealand.

10/06/2014
Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.

10/06/2014
Để Cá Tra Vượt Qua Rào Cản Phi Thuế Quan? Để Cá Tra Vượt Qua Rào Cản Phi Thuế Quan?

Rào cản phi thuế quan, nhìn ở góc độ tích cực là điều kiện cần thiết các quốc gia nhập khẩu buộc các nước xuất khẩu phải cung ứng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

10/06/2014
Nghị Định 36 Cần Có Lộ Trình Và Thông Tư Hướng Dẫn Nghị Định 36 Cần Có Lộ Trình Và Thông Tư Hướng Dẫn

Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định) về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2014 nhằm quản lý và phát triển ổn định ngành cá tra Việt Nam trên toàn chuỗi sản xuất.

10/06/2014
Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân

Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.

10/06/2014