Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao

Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 08/10/2013

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Trần Đình Lân, Chủ nhiệm HTX DVNN Hồng An: Từ năm 2005, Hồng An luôn đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trọng tâm là phát triển vùng chuyên canh rau màu. Từ vài hộ trồng rau ban đầu cho hiệu quả cao, đến nay đã có nhiều gia đình trồng từ 3 sào đến gần 1 mẫu cây rau màu; một số gia đình có thu nhập ổn định từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Toàn xã hiện đã xây dựng được 3 vùng chuyên canh rau màu lớn ở thôn Nam Tiến khoảng 17 ha, thôn Bắc Sơn và Hùng Thắng 12 ha, thôn Điềm khoảng 5 ha; các thôn còn lại luôn duy trì ổn định từ 2 – 3 ha.

Hiện nay, rau màu và các loại cây ăn quả đang là cây trồng chủ lực, làm giàu của bà con nông dân ở Hồng An. Ngoài xây dựng vùng chuyên canh rau màu, xã Hồng An quy hoạch được vùng trồng cây ăn quả ven sông Hồng với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: chuối tiêu hồng, nhãn muộn Hưng Yên và nhiều loại cây ăn quả khác. Những năm gần đây, kinh tế hộ phát triển là nhờ bà con nông dân liên tục luân canh, xen canh tăng vụ, tận dụng quỹ đất trồng từ 4 đến 5 vụ/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 4%.

Toàn xã hiện có hàng trăm hộ trồng rau quanh năm, ngoài diện tích chính là những vùng chuyên canh rau màu, các gia đình đều tận dụng đất đai trong vườn trồng các loại rau ngắn ngày. Các loại rau màu được bà con nông dân trồng chủ yếu như rau thơm, bắp cải, su hào, cà chua, dưa chuột, bí đao… Cũng nhờ rau màu mà đời sống của bà con nhân dân đang dần được cải thiện, những ngôi nhà cao tầng san sát đang được xây dựng, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa sạch sẽ, khang trang.

Đi trên cánh đồng chuyên canh rau màu của thôn Điềm, đâu đâu chúng tôi cũng thấy một màu xanh mướt đủ loại cây trồng. Anh Trần Đức Vụ, thôn Điềm, xã Hồng An đang nhanh tay chăm sóc cho hơn 2 sào cải bắp vui vẻ cho biết: Trước kia, mảnh ruộng này vốn là vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả. Năm 2005, anh cùng một số gia đình trong thôn lên xã Mễ Sở, huyện Từ Liêm (Hà Nội) học quy trình trồng và chăm sóc các loại rau màu.

Ban đầu, anh đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3 sào bắp cải, do nắm vững được kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên ngay năm đầu trồng đã cho gia đình thu nhập cả chục triệu đồng. Sau thành công ban đầu, anh mạnh dạn làm đơn đề nghị UBND cho cải tạo ruộng trũng thành chân ruộng cao, cùng một số hộ khác hình thành nên vùng chuyên canh rau màu của thôn.

Đến nay, gia đình anh đã có hơn 3 sào trồng các loại rau giống như bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua… cung cấp cho cho bà con nông dân trong xã và các xã lân cận. Ngoài ra, gia đình anh còn hơn 5 sào rau màu chủ yếu trồng cà chua và bắp cải, su hào bởi theo anh 3 loại rau này cho giá trị kinh tế cao hơn cả.

Nhờ trồng rau mà đến nay gia đình anh đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị trong gia đình. Cách vườn rau nhà anh Vụ không xa là vườn rau màu rộng gần 7 sào của gia đình anh Trần Đức Duân, do được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn rau luôn phát triển tốt. Từ trồng rau, mỗi năm cho gia đình anh thu nhập gần 80 triệu đồng.

Với việc xây dựng thành công vùng chuyên canh rau màu đã mở ra hướng đi mới, đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Hồng An. Từ đó giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay chính trên thửa ruộng của mình. Để phát huy thế mạnh của địa phương, trong thời gian tới UBND xã sẽ vận động thành lập nhiều tổ hợp tác trên cơ sở nhân rộng các mô hình trồng rau cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế từ đó góp phần cải thiện được đời sống kinh tế cho nhân dân trong toàn xã.


Có thể bạn quan tâm

Tuyên Truyền Không Gây Hại Cho Cá Heo Khi Đánh Bắt Cá Ngừ Tuyên Truyền Không Gây Hại Cho Cá Heo Khi Đánh Bắt Cá Ngừ

Vừa qua, tại Cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hoạt động truyền thông “Không gây hại cho cá heo - Dolphin safe” khi đánh bắt cá ngừ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình truyền thông “Không gây hại cá heo” được thực hiện tại 7 tỉnh tập trung nghề khai thác cá ngừ Việt Nam trên cả nước.

19/01/2015
Thuế Tăng, Giá Cá Tra Nguyên Liệu Vẫn Ổn Định Thuế Tăng, Giá Cá Tra Nguyên Liệu Vẫn Ổn Định

Giá cá tra nguyên liệu được giữ ổn định, dù mức thuế cuối cùng của kỳ POR 10 đối với cá tra xuất khẩu vào Mỹ có tăng hơn so với kết quả sơ bộ được công bố trước đó vào tháng 7-2014. Trong ảnh là nông dân Cần Thơ đang cho cá tra ăn. Ảnh: Trung Chánh

19/01/2015
Quan Trắc Môi Trường Tại 30 Điểm Nuôi Trồng Thủy Sản Quan Trắc Môi Trường Tại 30 Điểm Nuôi Trồng Thủy Sản

Kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015 - 2020 là tiến hành quan trắc môi trường tại 30 điểm nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy.

19/01/2015
Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su

Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.

19/01/2015
Gà Đông Tảo Không Đủ Bán Gà Đông Tảo Không Đủ Bán

Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.

19/01/2015