Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm

Xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) có gần 251 ha đất nông nghiệp, trong đó 50 ha chuyên canh tác rau, màu (vào thời điểm vụ đông thường lên tới 70 - 80 ha).
Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.
Đáng nói, HTX đã đưa 21,5 ha đất màu trên địa bàn 3 thôn: Lộc Ất, Phú Quý, Quỳ Thanh để sản xuất rau, cây màu theo quy trình rau an toàn VietGAP. Diện tích này (chủ yếu trồng trong nhà lưới) được Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa kiểm soát, cấp tem nhãn chứng nhận rau an toàn. Với 21,5 ha này, thu nhập đạt từ 210 đến 220 triệu đồng/ha/năm.
Hiện tại, rau an toàn Hoằng Hợp đã được một số siêu thị, khách sạn, công ty, các trường học bán trú... trên địa bàn TP Thanh Hóa tiêu thụ.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131822/Vung-chuyen-canh-rau-an-toan-xa-Hoang-Hop-cho-thu-nhap-tu-150-den-hon-220-trieu-dong/ha/nam
Có thể bạn quan tâm

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khá và tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể trong 3 quý đầu năm: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 2,6 ngàn tấn, tăng 4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 4,6 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 67,6 ngàn tấn, tăng 4,3%; sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 15,9 ngàn tấn, tăng 7,7%...

Sau khi mô hình trồng măng tây xanh ở xã Điện Hòa bước đầu thành công, tháng 8.2014, Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Điện Bàn tiếp tục triển khai mô hình trồng loại cây này tại thôn Hà My Trung (xã Điện Dương) nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân.

Mỗi năm hai đợt, vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, đội quân “đặc biệt” ấy lại tiếp cận các hang đá ở những đảo hoang giữa trùng khơi để bắt đầu công việc treo người trên những vách đá cheo leo để khai thác tổ yến. Ông Võ Văn Cam, trưởng Ban kỹ thuật thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa, người đã gắn với nghề này ngót 30 năm qua gọi đó là “cái nghiệp”.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, rà soát khẩn trương có văn bản hướng dẫn, đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp điều kiện thực tế tại các vùng, địa phương và các đề xuất kiến nghị thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới.

Mùa mưa đến, nước tràn đồng, đây chính là lúc cá đồng từ các sông, suối thượng nguồn tràn về, sinh sôi nảy nở và cũng là lúc những người hành nghề "săn" cá đồng vào mùa. Cá về, không chỉ có những người chuyên sống bằng nghề bắt cá đồng phấn khởi, mà cả những người dân sống gần ao, hồ... cũng tranh thủ đánh bắt để phục vụ cho bữa ăn gia đình.