Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm

Xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) có gần 251 ha đất nông nghiệp, trong đó 50 ha chuyên canh tác rau, màu (vào thời điểm vụ đông thường lên tới 70 - 80 ha).
Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.
Đáng nói, HTX đã đưa 21,5 ha đất màu trên địa bàn 3 thôn: Lộc Ất, Phú Quý, Quỳ Thanh để sản xuất rau, cây màu theo quy trình rau an toàn VietGAP. Diện tích này (chủ yếu trồng trong nhà lưới) được Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa kiểm soát, cấp tem nhãn chứng nhận rau an toàn. Với 21,5 ha này, thu nhập đạt từ 210 đến 220 triệu đồng/ha/năm.
Hiện tại, rau an toàn Hoằng Hợp đã được một số siêu thị, khách sạn, công ty, các trường học bán trú... trên địa bàn TP Thanh Hóa tiêu thụ.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131822/Vung-chuyen-canh-rau-an-toan-xa-Hoang-Hop-cho-thu-nhap-tu-150-den-hon-220-trieu-dong/ha/nam
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) có tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là chủ trương lớn của thành phố và của quận.

Đây là chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, tại cuộc họp giao ban quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm diễn ra chiều 11/6 tại Hà Nội.

Cách đây gần 15 năm về trước, khi ra riêng anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi) ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chỉ có đôi bàn tay trắng ngoài miếng đất nhỏ cất nhà lá ở tạm.

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.