Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui mùa quả mới

Vui mùa quả mới
Ngày đăng: 07/11/2015

Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

Tại vườn cam Vinh của gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu, thôn Thượng, xã Quý Sơn cây nào cây ấy trĩu quả.

Vào đầu vụ, ông hái tỉa bán gần 6 tạ quả với giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, thương nhân đến tận vườn thu mua.

Thu hoạch cả vụ này ước khoảng 5 - 7 tấn.

Năm ngoái, gia đình ông lãi hơn 100 triệu đồng từ cam.

Theo ông Thiệu, trồng cam trên luống cao, đào rãnh thoát nước đề phòng úng ngập, lắp đặt xung quanh vườn đường ống tưới chống hạn.

Thông tin từ UBND xã Quý Sơn, toàn xã có gần 40 ha cam Vinh cho thu hoạch, sản lượng khoảng 400 tấn, doanh thu ước đạt hơn 10 tỷ đồng.

Là địa bàn đi đầu phát triển cây có múi của huyện với hơn 200 ha, xã Tân Quang cũng đang đón mùa quả bội thu với khoảng 1,5 nghìn tấn cam và hàng chục vạn quả bưởi Diễn.

Mấy năm gần đây, người dân nhạy bén đưa bưởi da xanh vào trồng với tổng diện tích 5 ha rải rác ở các thôn.

Hiện nhiều vườn cho thu hoạch với năng suất bình quân 12 tấn/ha, giá bán tại vườn 40 nghìn đồng/kg, ước tính lãi 200 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Dương Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Quang cho biết, dù mới được trồng chưa nhiều tại địa bàn nhưng bưởi da xanh đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng, mẫu mã.

Những năm tới, xã khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích nhằm đa dạng sản phẩm cây ăn quả.

Ngoài cam Vinh, bưởi Diễn, năm nay cam đường Canh tiếp tục được mùa.

Các nhà vườn đang dồn sức chăm sóc để kịp thu hoạch đúng dịp Tết Nguyên đán.

Anh Đồng Văn Hải, thôn Cầu Cao, xã Quý Sơn ngày ngày chăm chút, chằng buộc, chống đỡ những cây cam sai trĩu quả.

Đường vào vườn được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh lây lan dịch bệnh từ nơi khác.

Đặc biệt, anh còn xây bể ngâm phân vi sinh, đậu tương bón cho cam nhằm tăng vị ngọt.

Được biết, trước đây, khu đất này toàn sỏi đá.

Năm 2011, anh Hải chở đất màu, san gạt cải tạo toàn bộ vườn để trồng cam.

Anh cho hay: “Vườn quả như hôm nay tôi thấy công sức mình bỏ ra đã được đền đáp.

Vụ này, gia đình tôi thu được khoảng chục tấn cam.

Giống cam đường Canh chỉ cần quả vừa phải, đồng đều mới bán được giá cao.

Vì vậy tôi phải căn đúng thời điểm bón phân cân đối để cây cho nhiều quả loại 1”.

Theo nhiều chủ vườn, năm nay mưa lũ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã làm nhiều vườn bị úng ngập lâu ngày trong nước gây rụng quả.

Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng NN-PTNT Lục Ngạn cho biết:

Đi đôi với chỉ đạo mở rộng vùng cây ăn quả có múi, đơn vị tăng cường công tác dự báo sâu bệnh; khuyến cáo người dân chỉ tăng diện tích trong điều kiện đầu tư chăm sóc tốt để tránh ảnh hưởng đến vùng SX chung; phối hợp với đơn vị chuyên môn kiểm tra chặt chẽ việc SX, kinh doanh giống trên địa bàn.

Tuy nhiên, do nhà vườn làm chủ kỹ thuật nên Phòng NN-PTNT huyện Lục Ngạn nhận định với 1,2 nghìn ha cam, hơn 600 ha bưởi, sản lượng các cây trồng này năm nay ước đạt gần 16 nghìn tấn, tăng khoảng 4 nghìn tấn so với năm trước.

Xã có sản lượng cao là Hồng Giang, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải.

Để giúp nông dân có niềm vui trọn vẹn với mùa quả mới, cơ quan chuyên môn của huyện cử cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc.

Chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cùng với chất lượng nông sản nức tiếng đã khiến hầu hết các vườn quả đều có khách hàng tìm đến tận nơi.

Anh Bùi Văn Chung, chủ một điểm cân tại xã Quý Sơn nói: "Theo thỏa thuận, tôi làm đầu mối gom hàng rồi giao cho thương nhân Quảng Ninh và Hà Nội.

Mới đầu mùa, trong hơn 1 tháng qua, mỗi ngày tôi mua gom và giao cho bạn hàng khoảng 1 tấn cam Vinh”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả; phấn đấu đưa Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây có múi đạt khoảng 2 nghìn ha.

Để đạt được mục tiêu này, huyện tập trung thực hiện các giải pháp như: Chỉ đạo các xã rà soát chuyển một phần diện tích cây vải, hồng kém hiệu quả sang trồng bưởi Diễn, cam đường Canh, cam Vinh, cam V2 tại các xã trọng điểm Hồng Giang, Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Tân Quang, Giáp Sơn, Phì Điền.

Cùng với đó hằng năm, UBND huyện bố trí kinh phí hỗ trợ 50 - 60% giá giống cho hộ có nhu cầu; tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật; xây dựng hạ tầng phục vụ SX.


Có thể bạn quan tâm

Giúp Nông Dân Trồng Lúa Tiếp Cận Giống Xác Nhận Giúp Nông Dân Trồng Lúa Tiếp Cận Giống Xác Nhận

Việc phát triển và hoàn thiện mô hình trong giai đoạn 2014-2015 sẽ là tiền đề để các nhà làm công tác giống, ngành nông nghiệp các địa phương nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận của ĐBSCL lên 50% diện tích vào năm 2016 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

25/09/2014
Phù Mỹ (Bình Định) Ớt Chỉ Còn 2.000 Đ/kg, Nông Dân Thua Lỗ Nặng Phù Mỹ (Bình Định) Ớt Chỉ Còn 2.000 Đ/kg, Nông Dân Thua Lỗ Nặng

Tuy nhiên, nông dân địa phương không vui vì giá ớt rớt quá nặng. Theo Phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, đầu năm, các tư thương mua ớt (loại ớt trái to) với giá từ 48.000 đ/kg - 50.000 đ/kg, sau đó giá ớt giảm dần xuống 12.000 đ/kg và hiện họ chỉ mua với giá 2.000 đ/kg.

25/09/2014
Việt Nam Có Thể Cắt Giảm 50% Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam Có Thể Cắt Giảm 50% Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng: Hiện nay, trên thị trường, thuốc bảo vệ thực vật rất sẵn. Khi có một đối tượng dịch bệnh xuất hiện, nông dân nghĩ ngay tới việc có thuốc gì để trị bệnh này. Điều này thể hiện rõ là thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã rất lớn.

25/09/2014
Cho Thuê Vườn Cây Cam Thời Hạn Dài Có Nên Hay Không? Cho Thuê Vườn Cây Cam Thời Hạn Dài Có Nên Hay Không?

Nhiều năm qua, các loại cây có múi đã gắn bó với nông dân Sóc Trăng và đem đến nhiều lợi nhuận cho bà con, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nhiều vùng quy hoạch hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tập trung các loại cây có múi; Tuy nhiên các diện tích sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm nhiều hơn, vì vậy bà con chủ yếu tự trồng rồi tự tìm nơi bán.

25/09/2014
Diện Tích Chôm Chôm Bị Chổi Rồng Giảm Đáng Kể Diện Tích Chôm Chôm Bị Chổi Rồng Giảm Đáng Kể

Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.

25/09/2014