Vui Mùa Đu Đủ Ở Mỹ Phong (Bình Định):

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.
Cây đu đủ dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ cần chân đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và có độ ẩm thích hợp, có mương rãnh thoát nước vào mùa mưa. Toàn xã có trên 400 ha đất có điều kiện trồng xen cây đu đủ với một số cây trồng cạn như đậu, bắp… Giống đu đủ lùn có tuổi thọ gần 2 năm, thu nhiều lứa, mỗi lứa 30 - 40 quả, cả năm thu hoạch hàng trăm quả.
Quả đu đủ xanh thì nấu canh, làm gỏi, dưa chua; quả chín thì ăn tươi hoặc làm sinh tố…, đầu ra sản phẩm dễ dàng, nên cây đu đủ được hầu hết người dân Mỹ Phong trồng ở vườn nhà, vườn đồi, trên rẫy, nhiều nhất ở thôn Gia Hội, thôn Văn Trường Tây... Theo bà Đặng Thị Hồng, ở thôn Vĩnh Bình- Mỹ Phong, thương lái buôn đu đủ, mỗi ngày, bà mua bình quân 600 - 700kg, có ngày gần cả tấn, đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Bác Nguyễn Văn Hay (thôn Gia Hội) cho hay: “Tôi trồng đu đủ quanh nhà, lúc đầu trồng để ăn, nhưng mấy năm nay quả đu đủ bán được giá cao và ổn định, tui trồng thêm gần 50 gốc, hái bán 30 - 40 kg/ngày, cũng được cả trăm ngàn, thừa tiền đi chợ”.
Mùa đu đủ này, nông dân Mỹ Phong rất vui vì đu đủ được mùa, được giá. Bên cạnh đó, từ mùa đu đủ đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, như mua gom, lựa, đóng bao bì, vận chuyển..., thu nhập bình quân ngày công cũng được 70 - 80.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).