Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu

Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu
Ngày đăng: 15/05/2012

Cơ cực nghề cào nghêu.

Đã thành lệ, cứ đến tháng 5, tháng 6, khi vào mùa thu hoạch nghêu, hàng ngàn người dân ở các huyện Bình Đại, Thạnh Phong (Bến Tre) lại rủ nhau đi cào nghêu giống. Tuy nhiên, thay vì được hưởng niềm hạnh phúc thu lợi từ biển, năm nay, nông dân nơi đây phải mang tiếng là “nghêu tặc”.

Xóm “nghêu tặc”

Men theo Quốc lộ 57, từ phía bờ Nam cầu Rạch Miễu (TP. Bến Tre), chúng tôi tới bãi biển Thạnh Phong khi trời đã xế trưa. Dọc con đê ven biển, phía sau những hàng mắm, bần, trang chắn sóng là bãi cát dài mịn trắng với hàng trăm con người đang thi nhau hụp lặn.

Nằm ngay ở cửa Hàm Luông là một xóm nghèo với khoảng 90 hộ dân, chuyên sinh sống bằng nghề chài lưới, bắt cua, ghẹ, xóm còn có tên gọi khác là “nghêu tặc” vì hầu hết dân cư ở đây đều đi cào nghêu. Chị Nguyễn Thị Đào, người dân trong xóm tâm sự, sáng sớm, chị đã phải gửi con cho mẹ rồi theo mấy chị em trong xóm đi cào nghêu. Nếu chăm chỉ, một ngày cũng kiếm được 100.000 – 120.000 đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Chị Đào cũng biết cào nghêu là vi phạm pháp luật nhưng người dân ở đây bao đời chỉ sống dựa vào biển nên không có nghề nào khác. Hơn nữa, cào nghêu chẳng cần vốn liếng gì nhiều, chỉ một chiếc cào sắt và cái bao tải là xong. Đến trưa, mang lên bờ cân cho các chủ vựa là có tiền. “Không riêng gì tôi, tất cả phụ nữ, trẻ con, người già trong xóm đều tranh thủ đi cào nghêu. Nhiều thì kiếm vài trăm, không cũng vài chục nghìn đồng một ngày, ở nhà thì có mà chết đói”, chị Đào nói.

Theo ông Phạm Văn Bên, 61 tuổi, nghêu là tài sản của thiên nhiên ban tặng cho địa phương, bao đời nay, người dân quanh vùng Thạnh Phong vẫn sống nhờ nguồn lợi này. Bỗng dưng nay họ bị cho là “nghêu tặc” khiến nhiều người bức xúc. Cũng vì tranh chấp nghêu mà nhiều người đã phải vào tù vì tội chống người thi hành công vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền địa phương đã thành lập các hợp tác xã nghêu theo kiểu góp tiền khai thác. Nghĩa là, xã viên góp tiền và khai thác chung rồi chia phần trăm theo số tiền đóng góp. Vấn đề nảy sinh là, từ bao đời nay, cuộc sống của những nông dân ở đây chỉ trông chờ vào một vụ nghêu chừng 3 tháng, nay bắt họ đóng hàng chục triệu đồng thì lấy đâu ra tiền. Thế nên, nguồn lợi hải sản trời ban lại rơi vào túi các ông chủ nhiều tiền ở các địa phương khác vì họ mua được những bãi lớn. Còn những nông dân nghèo, không có đất canh tác, sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ biển, nay bỗng dưng không có chỗ mưu sinh. Thế nên, dù biết là sai, họ vẫn phải ra biển, dầm mình xuống bãi kiếm cơm.

Niềm vui nhỏ nhoi

Gần 10 năm trở lại đây, nghêu trở thành vật nuôi có giá trị kinh tế nhưng do chưa nhân giống bằng phương pháp nhân tạo được nên nghêu giống ngoài tự nhiên là nguồn cung cấp duy nhất. Chính vì thế, từ một nguồn lợi chỉ thuộc về những hộ dân nghèo, ít người chú ý thì nay, nghêu được coi là mỏ “vàng trắng” của những địa phương ven biển, thu hút nhiều người tham gia đánh bắt, khai thác và nuôi trồng.

Nhân lúc nghỉ tay trên bãi biển, anh Nguyễn Tấn Kiên ở xã An Nhơn (Thạnh Phong) cho biết: “Nghề cào nghêu này khá cực, nhưng may mắn là có tiền. Hiện nay, đang đầu mùa, giá nghêu giống khoảng 40.000 – 45.000 đồng/kg. Nếu chịu khó, một ngày có thể kiếm cả 200.000 – 300.000 đồng. “Tôi và vợ thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để đi cào bởi sau một đêm, cát lắng xuống cũng là lúc nghêu dày hơn. Suốt mấy chục kilômét bờ biển ở đây đều có nghêu giống cả. Những nơi nào có chòi canh là của hợp tác xã, còn lại, bà con vẫn có thể khai thác tự do. Tuy nhiên, nhiều người vì ham nên lấn sang bên của hợp tác xã và xảy ra xô xát. Vả lại, nếu không khai thác thì mai mốt lớn, nghêu cũng trở về biển hết”, anh Kiên tiết lộ.

Trong những lao động cào nghêu ở đây, chúng tôi bắt gặp nhiều học sinh tranh thủ ngày nghỉ đi kiếm tiền giúp gia đình. Em Bùi Văn Hoàn, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Thạnh Hải tâm sự: “Thấy mấy cô chú cào nghêu có tiền nên con cũng làm theo. Chẳng thấy vất vả gì mà ngày nào cũng được gần trăm ngàn mang về cho mẹ mua gạo. Ở đây không riêng gì con mà nhiều bạn trong ấp cũng đi cào nghêu”.

Gần một ngày rong ruổi ở những cánh đồng nghêu Thạnh Phong, chúng tôi thấy, hầu hết bà con làm nghề này đều nghèo. Con nghêu vẫn là tài sản quý giá nhất mà biển cả quê hương ban tặng cho họ từ ngàn đời qua.

Thiết nghĩ, chính quyền các huyện Thạnh Phong, Bình Đại… nên chừa ra một số bãi để nông dân kiếm kế sinh nhai, không nên đưa toàn bộ vào hợp tác xã. Theo đó, cuộc sống của người dân nghèo vẫn được đảm bảo.

Có thể bạn quan tâm

Gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn Gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

22/07/2015
Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

22/07/2015
Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh) Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh)

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

22/07/2015
Ổn định cuộc sống từ con ốc len Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.

22/07/2015
Bình Định thành lập 369 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản Bình Định thành lập 369 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản

Ngày 19.7, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập 369 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.424 tàu cá tham gia.

22/07/2015