Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.
Hàng ngày, những người này phải chạy xe hoặc vỏ lãi hàng chục cây số, đến từng nhà thu gom tôm, cua (bởi đa phần bà con sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ). Sau đó, có số lượng lớn rồi đem bán cho các chủ vựa ngoài chợ.
Nghề thu mua tôm, cua ở quê cũng có lắm niềm vui, nỗi buồn. Ông Huỳnh Văn Thống, một người mua tôm (ấp An Điền) nói: “Vui là tuy vất vả nhưng nếu nông dân trúng mùa, trúng giá thì tôi cũng được hưởng theo họ. Một con nước cũng lời vài triệu đồng”.
Bên cạnh đó, nghề này cũng có nỗi buồn và khó khăn riêng. Lý do là những thương lái tôm, cua thường bị xếp vào hàng “gian thương”. Bởi, có người cho rằng, mua bán là phải gian lận, mánh lới để lấy lời. Nhưng đâu ai hiểu được nỗi khổ của họ trước tình hình kinh tế thị trường không ổn định, giá một số mặt hàng thủy sản thường xuyên biến động, trong đó, chủ yếu là tôm, cua. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mua của các thương lái.
Các thương lái không chỉ là người bạn đồng hành cùng nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, mà còn là đối tác không thể thiếu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Vì vậy, rất cần có cái nhìn đúng đắn và thiện cảm hơn về cái nghề của họ.
Có thể bạn quan tâm

Với sự năng động dám nghĩa, dám làm, từ đôi bàn tay và bằng kiến thức tự tích lũy được qua học tập, giờ anh đã có một trang trại lúa và hoa màu trị giá bạc tỷ. Anh là Lưu Trọng Khánh, thôn Phú Cường, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang)

Cứ thứ 7 hàng tuần, người dân ở các thôn, bản thuộc xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang lại tấp nập dắt trâu, bò ra bãi đất trống bên dòng sông Phó Đáy hiền hòa để trao đổi, buôn bán. Vì thế mà người dân gọi đây là chợ trâu Hùng Lợi. Hàng hóa ở đây chẳng có gì khác ngoài những chú trâu, bò lừng lững. Chợ bắt đầu họp từ lúc trời tờ mờ sáng cho đến trưa mới tan, có những phiên số lượng trâu, bò mang ra bán lên đến vài chục con. Không ai biết chính xác chợ trâu được hình thành từ khi nào nhưng giờ đây chợ trâu xã Hùng Lợi đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của một xã thuần nông miền núi.

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao

Năm nay, người dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hết sức phấn khởi, bởi vừa kết thúc việc thu hoạch cà phê chè catimor thì họ lại bắt tay vào thu hoạch cà phê mít. Và năm nay được xem là một năm bội thu đối với loại cây trồng này.

Người trồng dứa ở vùng nguyên liệu Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang ngao ngán với phương án thu mua của nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An (Nafoods).