Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.
Hàng ngày, những người này phải chạy xe hoặc vỏ lãi hàng chục cây số, đến từng nhà thu gom tôm, cua (bởi đa phần bà con sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ). Sau đó, có số lượng lớn rồi đem bán cho các chủ vựa ngoài chợ.
Nghề thu mua tôm, cua ở quê cũng có lắm niềm vui, nỗi buồn. Ông Huỳnh Văn Thống, một người mua tôm (ấp An Điền) nói: “Vui là tuy vất vả nhưng nếu nông dân trúng mùa, trúng giá thì tôi cũng được hưởng theo họ. Một con nước cũng lời vài triệu đồng”.
Bên cạnh đó, nghề này cũng có nỗi buồn và khó khăn riêng. Lý do là những thương lái tôm, cua thường bị xếp vào hàng “gian thương”. Bởi, có người cho rằng, mua bán là phải gian lận, mánh lới để lấy lời. Nhưng đâu ai hiểu được nỗi khổ của họ trước tình hình kinh tế thị trường không ổn định, giá một số mặt hàng thủy sản thường xuyên biến động, trong đó, chủ yếu là tôm, cua. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mua của các thương lái.
Các thương lái không chỉ là người bạn đồng hành cùng nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, mà còn là đối tác không thể thiếu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Vì vậy, rất cần có cái nhìn đúng đắn và thiện cảm hơn về cái nghề của họ.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.