Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui Buồn Mùa Đậu Phụng Ở Quảng Ngãi

Vui Buồn Mùa Đậu Phụng Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 22/04/2014

Thời điểm này, ở vùng đất cao, đất bạc màu, ven sông, người dân đang tập trung thu hoạch đậu phụng vụ đông xuân. Mùa đậu phộng năm nay, tâm trạng của người trồng đậu buồn vui lẫn lộn.

Niềm vui được mùa

Những ngày này, các vùng trồng đậu trong tỉnh Quảng Ngãi đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch rộ. 7 giờ sáng, con đường liên xã Đức Hòa, Đức Phú (Mộ Đức) đã ngập tràn không khí nhổ đậu, hái đậu, phơi đậu. Đâu đâu cũng thấy đậu phụng chất thành đống.

Bưng mủng đậu phụng tươi trút ra sân phơi, anh Phạm Ngọc Phong ở thôn Phước Luông, xã Đức Hòa hồ hởi: “Vụ này, đậu phụng trúng lắm! Có bụi tới hơn 20 hạt. Nhổ bụi nào cũng thấy rất nhiều trái. Do mấy bữa trước mưa sợ nứt mộng mới nhổ sớm chứ để thêm mười ngày nữa đặng trái phải biết”.

Vụ này, gia đình anh Phong trồng 4 sào đậu phụng xen mì. Mọi năm 4 sào trúng mùa cũng được tới 500kg đậu phụng khô, ép dầu được gần 140 lít dầu. Năm nay, gia đình trồng đậu phụng xem mì để lấy ngắn nuôi dài, tăng thu nhập nên năng suất đậu phụng thấp hơn, ước tính cũng được 100 kg/sào, nhưng bù lại mấy tháng nữa lại thu hoạch được mì.

Rời xã Đức Phú, chúng tôi tới thăm vùng trồng đậu ven sông Vệ ở thôn Ngọc Dạ, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành). Tranh thủ thời tiết năng ráo, nhiều gia đình đang tập trung nhân lực, dùng bạt che nắng hái đậu ngay tại ruộng.

Tay mạnh mẽ, đều đặn nhổ từng bụi đậu, bà Nguyễn Thị Ly phấn khởi cho biết: Năm ngoái tui làm có 0,5 sào mà ép được 20 lít dầu, đặng mùa giá cũng được nên năm nay tui mạnh dạn trồng tới 2 sào. Mới thu hoạch được 1 sào thấy trúng mùa, một bụi từ 15-20 hạt chắc nịch. Từ lúc xuống giống trông mãi không thấy trời mưa, ai cũng than trời, may hồi tháng hai trời thương mưa được một đợt nên đậu mới nhiều trái.

Đang thu hoạch ruộng đậu gần đó, anh Trần Minh Lên cũng vui vẻ góp chuyện. “Năm nay ít có nhà nào trồng chuyên canh đậu mà hầu như xen canh với bắp, mì, mía. Thấy mọi người làm vậy hiệu quả nên mình cũng làm theo, mất cái này còn cái nọ”- anh Lên bộc bạch.

Đậu phụng là cây dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất: đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông. Trồng đậu phụng không phải tưới nước như lúa nên chi phí không tốn kém là bao, chỉ sợ nhất là mưa lớn gây ngập úng làm cho đậu bị thúi rễ, thúi trái.

Đậu phụng còn là cây trồng ngắn ngày, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, nhiều nông dân yên tâm mở rộng diện tích. Đây cũng là một trong những cây trồng khuyến khích chuyển đổi trên diện tích cach tác lúa không hiệu quả.

Nỗi buồn mất giá

Đậu trúng mùa, nhưng sau cái vẻ ngoài tươi vui ấy lại là tâm trạng buồn của người trồng khi đậu rớt giá.

Hiện đang là vụ thu hoạch rộ, một ký đậu khô rớt xuống chỉ còn 21.000 đồng, trong khi năm ngoái là 24.000 đồng, năm kia tới 28.000-30.000 đồng. Dầu thành phẩm, 1 lít dầu thành phẩm thương lái chỉ mua từ với giá 60.000- 65.000 đồng, thay vì 75.000-80.000 đồng, thậm chí là 100.000 đồng năm 2011. Giá xuống thấp thế mà nông dân vẫn khó bán.

Theo bà con nông dân, lâu nay đậu phụng bán được giá là nhờ vào thị trường Trung Quốc. Thời gian qua, thông tin dầu ăn được chế biến từ đậu phụng chứa độc tố nấm mốc gây ung thư được phát hiện ở Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến đầu ra của sản phẩm. Nhiều người còn bảo, do người trồng phun thuốc cỏ cháy, thuốc lưu dẫn diệt cỏ, thuốc thấm trong đất, ngấm vào hạt đậu nên không dám ăn.

“Mình làm hết hơi, cỏ thì xới chứ có phun thuốc bao giờ đâu mà nhiều người đã mua rồi còn mang trả lại vì sợ ăn đậu phung gây ung thư. Thu nhập của nhà nông có bấy nhiêu mà họ nghi ngờ không dám mua. Không được minh oan, kiểu này nhà nông chết đứng thôi”- bà Ly buồn bã.

Theo anh Trần Đình Quang- cán bộ Trạm BVTV huyện Nghĩa Hành, đất trồng đậu phụng là đồi, đất ruộng cao, độ ẩm thấp nên bà con có phun thuốc diệt cỏ, lưu dẫn, hiệu quả diệt cỏ cũng không cao. Vì thế thông thường bà con rất ít khi sử dụng biện pháp này mà thay vào đỏ là xới đất diệt cỏ cũng là để đất tới xốp, cây đậu sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Trường hợp, bà con có phun các loại thuốc trên cũng phun từ tháng 11, tháng Chạp, với thời gian như thế dư lượng thuốc trừ cũng không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu Chuyển Hướng Dùng Cây Sống Làm Trụ Tiêu Bà Rịa Vũng Tàu Chuyển Hướng Dùng Cây Sống Làm Trụ Tiêu

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.

18/10/2014
Vườn Tiêu Xanh Lại Trên Đất Tân Hội (Lâm Đồng) Vườn Tiêu Xanh Lại Trên Đất Tân Hội (Lâm Đồng)

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

18/10/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

18/10/2014
Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

18/10/2014
Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

18/10/2014