Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP

Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP
Ngày đăng: 26/11/2014

Về diện tích phát triển cây thanh long ở Bình Thuận hiện nay nhanh như thế nào thì khỏi bàn, nhưng từ khởi đầu, bà con nông dân đã quen với một qui trình sản xuất cũ; thay đổi một tập quán sản xuất lạc hậu, chuyển hướng sang trồng thanh long VietGAP để ổn định và bảo đảm về thị trường xuất khẩu lâu dài là một định hướng đúng đắn, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì cũng không dễ dàng.

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

Quan điểm của chị Mai, một nông dân trồng thanh long ở xã gần kề thì lại khác: Tôi thấy trồng thanh long theo kiểu đó thì tốn công hơn rất nhiều, nội cái chuyện phải ghi chép, theo dõi thường xuyên cũng đủ mệt. Mà khi bán thì người ta đâu có yêu cầu phải “Việt” hay “ghép” gì đâu...

Người trồng thanh long VietGAP phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình. Ngoài việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, vườn thanh long phải nằm cách xa nơi ô nhiễm có thể gây nên dịch bệnh như nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy công nghiệp...

Việc ghi chép theo dõi là qui trình không thể thiếu để đánh giá chất lượng trái thanh long. Ngoài những yếu tố ngoại cảnh, sửa đổi một thói quen lâu đời trong sản xuất cũng là chuyện không đơn giản đối với nhiều nông dân. Một cán bộ trong ngành quản lý nông nghiệp tỉnh cho biết: Việc triển khai trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP gặp không ít khó khăn dù nó đem lại nhiều lợi ích. Nguyên nhân nhiều bà con chưa nhìn thấy cái lợi lâu dài của nó; không cần thay đổi cách làm vẫn tiêu thụ được...

Hàm Thuận Bắc là một trong 2 huyện có diện tích trồng thanh long lớn trong tỉnh, từ 5 năm nay, huyện đã chú ý triển khai chương trình trồng thanh long VietGAP. Chỉ tiêu của huyện đến năm 2014 phải đạt diện tích 4.000 ha. Đến tháng 10 vừa qua, diện tích cấp đã đạt 3.476,7 ha.

Các xã có diện tích thực hiện cao là Hàm Hiệp, đến nay đã cấp được 820,3 ha, Hồng Sơn 507,9 ha, Hàm Chính 468,4 ha. Nhiều xã có diện tích trồng thanh long không nhỏ như xã Thuận Minh chẳng hạn, đến nay mới cấp được 64,1 ha. Theo anh Trí - Phó phòng nông nghiệp Hàm Thuận Bắc thì diện tích còn lại với chỉ tiêu huyện giao, sẽ phấn đấu đạt trong những tháng còn lại.

Con số trên cũng là một thành quả nếu so với huyện Hàm Thuận Nam, một huyện có diện tích trồng thanh long đứng đầu trong tỉnh, đến nay diện tích cấp cho thanh long VietGAP cũng chỉ hơn 4.000 ha. Chưa kể một số huyện chỉ triển khai cho có lệ, vì đa phần người nông dân chưa mặn mà lắm.

Để khẳng định thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” ở thị trường trong nước và thế giới, ngoài việc tuyên truyền và tiếp tục phát triển mạnh qui trình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, ngành chức năng cũng cần nhanh chóng thành lập một “qui trình” cho sự ổn định của thanh long sạch.

Ngoài việc qui hoạch vùng thanh long theo hướng chất lượng là hàng đầu trong sản xuất, các hệ thống thu mua, chế biến... cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Và điều cần làm nhất là sớm hình thành một mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm thanh long sạch, xử phạt nghiêm những nhà vườn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng sản phẩm. Chỉ có thanh long sạch là con đường duy nhất bảo đảm cho sự ổn định của thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71497


Có thể bạn quan tâm

Tính kế sách mới cho ngành lúa gạo Việt Nam Tính kế sách mới cho ngành lúa gạo Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…

07/09/2015
Đến hẹn lại rớt giá Đến hẹn lại rớt giá

Bà con trồng thanh long lâu năm đã quen với điệp khúc... “đến hẹn lại rớt giá”. Năm 2014, cũng thời điểm tháng 8, thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí phải đổ cho bò ăn, nhưng vẫn khan hiếm thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính.

07/09/2015
Giá trị xuất khẩu tiêu giảm nhẹ dù giá vẫn tăng Giá trị xuất khẩu tiêu giảm nhẹ dù giá vẫn tăng

7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

07/09/2015
Hạn hán gây thiệt hại 185.451 ha diện tích trồng lúa Hạn hán gây thiệt hại 185.451 ha diện tích trồng lúa

Thời tiết khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuống giống trên diện tích 185.451 ha đất lúa tại Campuchia, tờ Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia cho biết.

07/09/2015
Liên kết làm giàu nuôi heo không lo đầu ra Liên kết làm giàu nuôi heo không lo đầu ra

Nhờ liên kết với doanh nghiệp, trang trại heo của gia đình ông Nguyễn Đình Thông (47 tuổi, ở xã Vạn Bình, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng về chất lượng giống, thức ăn, đặc biệt là đầu ra.

07/09/2015