Vực dậy cá tra

Tại hội nghị “Bàn giải pháp chính sách thúc đẩy SX và tiêu thụ cá tra” vừa tổ chức tại Cần Thơ, ông Võ Hùng Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi thả mới cá tra đạt hơn 1.950 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014.
Diện tích thu hoạch hơn 1.850 ha, giảm 0,51% so cùng kỳ, sản lượng đạt 516.000 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ.
Thị trường cá tra nguyên liệu dao động từ 19.000 - 24.500 đ/kg. Nhưng riêng trong tháng 6/2015, giá giảm còn 19.000 - 20.000 đ/kg. Tổng kim ngạch XK cá tra đến hết tháng 5 đạt hơn 616 triệu USD, giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Ông Ngô Quang Tú, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN- PTNT) nhận định, ngành hàng cá tra VN có khả năng tiêu thụ rất lớn, XK đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.
Nhiều ý kiến tham gia hội nghị đề nghị cần triển khai hiệu quả Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho SX giống, thức ăn thủy sản, kiểm soát môi trường, dịch bệnh và chế biến XK.
Ông Tú cho rằng cần có đề án để vực dậy ngành cá tra, giải quyết bài toán cung - cầu, xác định thị trường cần gì, phụ phẩm bán đi đâu...
Hiện Cty Hùng Cá có vùng nuôi cá tra hàng trăm ha, 1 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với công suất 800 - 900 tấn/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá, 5 nhà máy chế biến và sắp tới đi vào hoạt động 1 nhà máy chế biến thủy sản.
Đây là DN nằm trong chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP. Thế nhưng, ông Trần Văn Hùng, Tổng GĐ Cty Hùng Cá phàn nàn, là một DN chuyển từ hộ nuôi cá sang thành lập Cty và hoạt động 9 năm qua, nhưng thực tế SX theo chuỗi giá trị không phải dễ.
Thời gian qua, 50 hộ đang đăng ký liên kết vào chuỗi SX của Cty Hùng Cá, trong đó 40 hộ trước đây nuôi thua lỗ, vỡ nợ.
Vì thiếu vốn, do ngân hàng cho vay phải có tài sản thế chấp, đến khi định giá đất theo quy định cho vay chỉ được vài chục triệu đồng. Do đó Cty phải ứng tiền cho các hộ này tái đầu tư nuôi cá. Các hộ đang mong chờ cơ quan chức năng địa phương xác định đưa vào vùng quy hoạch nuôi cá.
“Người nuôi cá phá sản nếu được vực dậy, đưa vào chuỗi SX liên kết cùng DN tham gia quản lý là rất tốt. DN sẽ đứng ra bảo lãnh cho người nuôi. Khi đó sẽ không còn tình trạng mua ép giá, bán phá giá.
Thời hạn trả lãi vay ngân hàng của hộ nuôi cá cần tăng lên 8 tháng thay vì 6 tháng và đối với DN tăng thời gian trả lãi từ 10 tháng lên 12 tháng để đáp ứng các yêu cầu XK, quay vòng vốn”, ông Hùng đề xuất.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tư máy cuốn rơm để làm thuê là một dịch vụ mới cho nghề trồng lúa và giải quyết được những trở ngại khi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vãi trên đồng.

Sở dĩ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp do lợi nhuận không tăng mà ngày càng giảm. Quy mô vốn đầu tư cho SXKD đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn và tập trung, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tín chấp ưu đãi còn quá khó khan.

Sau thời gian nghiên cứu đặc tính sinh sống, nguồn thức ăn của cá nheo, năm 2012 anh Cao Đại Thắng, tổ 13, thị trấn Na Hang (Tuyên Quang) mạnh dạn lên lòng hồ thủy điện Na Hang dựng lều, đóng lồng thả nuôi các loại cá này.

Theo đó, để thực hiện đúng quy định của EC, NAFIQAD yêu cầu các DN thực hiện ghi thông tin nghề khai thác thủy sản trên nhãn sản phẩm XK vào Châu Âu, đồng thời chủ động liên hệ với nhà NK để cập nhật, thực hiện đúng quy định của EU về ghi nhãn sản phẩm nhằm tránh vướng mắc trong hoạt động kinh doanh, XK thủy sản vào thị trường này.

Ông Nguyễn Văn Sáu ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An (Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, hai tuần trở lại đây thanh long ruột trắng đã tăng giá gấp 2 - 3 lần và đang dao động ở mức từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, tùy loại. Với giá này thì người trồng thanh long đã thu được lãi nhưng không cao.