Vực dậy cá tra

Tại hội nghị “Bàn giải pháp chính sách thúc đẩy SX và tiêu thụ cá tra” vừa tổ chức tại Cần Thơ, ông Võ Hùng Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi thả mới cá tra đạt hơn 1.950 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014.
Diện tích thu hoạch hơn 1.850 ha, giảm 0,51% so cùng kỳ, sản lượng đạt 516.000 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ.
Thị trường cá tra nguyên liệu dao động từ 19.000 - 24.500 đ/kg. Nhưng riêng trong tháng 6/2015, giá giảm còn 19.000 - 20.000 đ/kg. Tổng kim ngạch XK cá tra đến hết tháng 5 đạt hơn 616 triệu USD, giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Ông Ngô Quang Tú, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN- PTNT) nhận định, ngành hàng cá tra VN có khả năng tiêu thụ rất lớn, XK đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.
Nhiều ý kiến tham gia hội nghị đề nghị cần triển khai hiệu quả Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho SX giống, thức ăn thủy sản, kiểm soát môi trường, dịch bệnh và chế biến XK.
Ông Tú cho rằng cần có đề án để vực dậy ngành cá tra, giải quyết bài toán cung - cầu, xác định thị trường cần gì, phụ phẩm bán đi đâu...
Hiện Cty Hùng Cá có vùng nuôi cá tra hàng trăm ha, 1 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với công suất 800 - 900 tấn/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá, 5 nhà máy chế biến và sắp tới đi vào hoạt động 1 nhà máy chế biến thủy sản.
Đây là DN nằm trong chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP. Thế nhưng, ông Trần Văn Hùng, Tổng GĐ Cty Hùng Cá phàn nàn, là một DN chuyển từ hộ nuôi cá sang thành lập Cty và hoạt động 9 năm qua, nhưng thực tế SX theo chuỗi giá trị không phải dễ.
Thời gian qua, 50 hộ đang đăng ký liên kết vào chuỗi SX của Cty Hùng Cá, trong đó 40 hộ trước đây nuôi thua lỗ, vỡ nợ.
Vì thiếu vốn, do ngân hàng cho vay phải có tài sản thế chấp, đến khi định giá đất theo quy định cho vay chỉ được vài chục triệu đồng. Do đó Cty phải ứng tiền cho các hộ này tái đầu tư nuôi cá. Các hộ đang mong chờ cơ quan chức năng địa phương xác định đưa vào vùng quy hoạch nuôi cá.
“Người nuôi cá phá sản nếu được vực dậy, đưa vào chuỗi SX liên kết cùng DN tham gia quản lý là rất tốt. DN sẽ đứng ra bảo lãnh cho người nuôi. Khi đó sẽ không còn tình trạng mua ép giá, bán phá giá.
Thời hạn trả lãi vay ngân hàng của hộ nuôi cá cần tăng lên 8 tháng thay vì 6 tháng và đối với DN tăng thời gian trả lãi từ 10 tháng lên 12 tháng để đáp ứng các yêu cầu XK, quay vòng vốn”, ông Hùng đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay đang vào mùa lũ, nhiều nông dân ở các huyện Lấp Vò, Lai Vung tận dụng ao, mương hoặc ruộng không trồng lúa cho nước vào để trồng ấu Đài Loan. Ấu cũng đã trở thành cây trồng chính của nhiều hộ gia đình ít đất canh tác.

UBND tỉnh vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần sản xuất nhựa và chế biến nông sản Việt Tân đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản ớt, xoài sấy theo quy trình khép kín và sản xuất rổ nhựa chứa sản phẩm nông sản khi vận chuyển và tiêu thụ.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nên thời gian qua, nghề nuôi cá bớp trong lồng bè ở đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Từ đầu năm đến nay, toàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) trồng mới 5,78ha thanh long, nâng tổng số diện tích thanh long toàn xã lên hơn 928ha. Thời điểm này, bệnh đốm nâu trên cây thanh long xuất hiện trở lại nên bà con đang tích cực phòng trừ. Mới đây, trên địa bàn xã đã thực hiện 50 điểm xử lý bệnh đốm nâu ủ bằng chế phẩm BIO-ADB và 20 điểm xử lý bằng vôi.