Vua Rắn Mối Miền Tây Làm Giàu Với Rắn Hổ Hành

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.
Trong trang trại của "vua" rắn mối miền Tây Nguyễn Văn Thuyết ở khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), nhiều chuồng mới được xây với tường cao ngang ngực. Mỗi chuồng dài khoảng 5m, ngang 2m, chủ nhân thả nuôi khoảng 2.000 con rắn hổ hành mà không cần đậy nắp chuồng.
Anh Thuyết cho biết đã bắt đầu nuôi thử nghiệm gần 4 năm nay. Ban đầu anh tìm mua rắn nhỏ ngoài tự nhiên, sau đó đem về nuôi lớn rồi cho phối giống. Với số lượng nhiều như vậy nhưng ít khi nhìn thấy rắn, bởi hàng nghìn con bò sát này thường trốn trong lớp xơ dừa xay nhuyễn được rải dưới đáy chuồng, dày khoảng 30-40 cm.
"Thức ăn của rắn hổ hành chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Mỗi tuần cho chúng ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2kg và sau 10 tháng nuôi mỗi con rắn nặng từ một kg trở lên", anh Thuyết cho biết.
Theo anh Thuyết, cứ khoảng 3-4 ngày khi thấy sơ dừa khô thì phải dùng bình xịt phun sương nước. Lượng phân rắn thải ra rất ít, tự phân hủy trong xơ dừa nên không ô nhiễm môi trường.
Xơ dừa được anh Thuyết dùng để nuôi rắn hổ hành. Ban ngày loài bò sát này chui rúc trong sơ dừa, ban đêm bò lên săn mồi là những con ếch, nhái được thả trên lớp xơ dừa.
Không chỉ nuôi rắn hổ hành thương phẩm bán với giá trên 400.000 đồng mỗi kg, anh Thuyết còn cho rắn sinh sản để gầy đàn và bán giá 100.000 đồng một con giống hoặc 800.000 đồng mỗi kg rắn con.
"Rắn hổ hành hoang dã còn rất ít trong khi sức tiêu thụ ngoài thị trường khá nhiều, nên rất hút hàng. Nghề nuôi rắn hổ hành nhàn rỗi, không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng thu lãi rất cao", anh Thuyết chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.

Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...

Theo đánh giá của bà con nông dân, đây là giống táo phù hợp với đồng đất của địa phương, có khả năng cho quả ngay từ năm đầu. So với các giống táo khác, táo Đài Loan BG1 chín muộn hơn và cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao hơn. Đa số người trồng mong muốn tiếp tục được tạo điều kiện để mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo.

Giá bán thanh long nghịch vụ (xông đèn) hiện nay đứng ở mức 13.000 đồng - 15.000 đồng/kg. Gíá thành 1kg thanh long nghịch vụ khoảng 7.000 đồng. Như vậy, người trồng thanh long nghịch vụ lãi bình quân 6.000 đồng - 8.000/kg. Một công (1.000 m2) trồng thanh long nghịch vụ cho năng suất khoảng 2 tấn trái, người trồng thanh long lãi khoảng 12 triệu đồng - 16 triệu đồng. Một năm người trồng có thể thu hoạch từ 2 - 3 đợt thanh long nghịch vụ.

Sau gần 10 năm bén rễ trên đất Lai Vung (Đồng Tháp), diện tích trồng cây dưa lê của toàn huyện không ngừng tăng lên. Ban đầu chỉ vài hecta, đến nay diện tích trồng dưa lê của huyện đã tăng lên 120 ha, dự kiến trong năm tới diện tích trồng dưa lê sẽ tiếp tục được mở rộng. Nhờ làm tốt công tác liên kết tiêu thụ, giá cả hợp lý nên những năm qua, nhiều gia đình cải thiện được thu nhập và thoát nghèo nhờ trồng dưa lê.