Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ trồng rừng Thu Đông 2015 tăng diện tích, siết chặt quản lý chất lượng cây giống

Vụ trồng rừng Thu Đông 2015 tăng diện tích, siết chặt quản lý chất lượng cây giống
Ngày đăng: 13/11/2015

Đã trồng được 3.800 ha rừng

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (thuộc Sở NN&PTNT), cho biết:

Đến thời điểm này, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chuẩn bị đất, xử lý thực bì để trồng 8.500 ha rừng;

Trong đó, rừng phòng hộ, rừng môi trường cảnh quan 1.015 ha, rừng sản xuất 7.485 ha.

Từ đầu tháng 10 đến nay, tranh thủ thời tiết có mưa trên diện rộng, toàn tỉnh đã trồng được 400 ha rừng phòng hộ, 3.400 ha rừng sản xuất.

Để hỗ trợ người dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, Chi cục đã phối hợp với chính quyền các địa phương, các đơn vị trồng rừng tổ chức hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, tập huấn việc xử lý thực bì, đào hố, chọn cây giống chất lượng cho các hộ trồng rừng; dự kiến đến giữa tháng 12 sẽ kết thúc vụ trồng rừng năm nay với diện tích rừng trồng đạt trên 8.500 ha.

Vụ trồng rừng năm nay, người dân trong tỉnh có xu hướng sử dụng các giống cây lâm nghiệp được sản xuất bằng phương pháp cấy mô để thay cho các giống cây giâm hom.

Bà Phan Thị Hạnh, Giám đốc DNTN Dịch vụ giống cây trồng Nguyên Hạnh, có cơ sở sản xuất giống tại xã Phước Thành (huyện Tuy Phước), cho biết:

Vài năm trở lại đây, người trồng rừng đã ngày càng chú trọng đến các giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao, như các giống keo lai, bạch đàn lai được sản xuất bằng phương pháp cấy mô.

Ưu điểm của cây giống cấy mô là sạch bệnh; cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị đổ ngã khi gặp thời tiết bất lợi; chu kỳ khai thác ngắn hơn cây giống giâm hom; hiệu quả kinh tế cao.

Năm nay, chúng tôi sản xuất trên 4 triệu cây giống cấy mô mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Đạo, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (Vĩnh Thạnh), cho biết:

Đến thời điểm này, đơn vị đã hoàn thành việc trồng 400 ha rừng sản xuất trên địa bàn 2 xã Đak Mang và Bok Tới (huyện Hoài Ân).

Năm nay, đơn vị đã sử dụng hơn 70% giống lâm nghiệp bằng phương pháp cấy mô để trồng rừng.

Hiện diện tích rừng trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, chưa phát hiện bị sâu bệnh.

Kiểm soát nghiêm ngặt nguồn cây giống

Toàn tỉnh hiện có 112 đơn vị, cơ sở được ngành chức năng cấp giấy phép sản xuất cây giống.

Năm nay, các cơ sở đã sản xuất được trên 213 triệu cây giống các loại, gồm keo lai, bạch đàn, sao đen, thông Cariber, phi lao…; tăng gần 60% so với năm 2014.

Theo đánh giá của ngành chức năng, các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp phát triển mạnh là điều rất đáng mừng.

Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất chưa thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống theo quy định của Bộ NN&PTNT;

Tình trạng xuất bán cây giống nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc vẫn còn xảy ra tại một số địa phương.

Đáng lưu ý, vẫn còn tình trạng thương lái vận chuyển nhiều loại cây giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ mang đi tiêu thụ với giá khá rẻ; một số hộ trồng rừng vì ham rẻ nên mua phải cây giống trôi nổi, chất lượng kém, ảnh hưởng đến chất lượng trồng rừng.

Qua kiểm tra của ngành chức năng, trên địa bàn thôn Phú Kim, xã Cát Trinh và xã Cát Hanh (huyện Phù Cát) vẫn còn gần 10 hộ sản xuất cây giống lâm nghiệp không có nguồn gốc, xuất xứ; hộ sản xuất không có giấy phép sản xuất kinh doanh.

Theo cơ quan chuyên môn, nếu người trồng rừng mua phải cây giống lâm nghiệp kém chất lượng thì hậu quả mang lại rất lớn, vì cây lâm nghiệp có chu kỳ phát triển khá dài, phải mất từ 4-5 năm sau mới phát hiện được.

Việc kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp là vấn đề đáng được quan tâm và phải được duy trì thường xuyên.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm soát, nâng cao chất lượng cây giống lâm nghiệp trước khi bước vào vụ trồng rừng mới.

Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị các Sở NN&PTNT phải tổ chức quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt nguồn gốc từ khâu thu hoạch vật liệu giống, cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống, quản lý sản xuất cây con ở vườn ươm, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc cây con tới khâu lưu thông đến chân lô trồng rừng.

Cơ quan chức năng nghiêm cấm không sử dụng các lô giống không rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng thời, phải xử lý, tiêu hủy tất cả các lô giống không rõ nguồn gốc khi phát hiện.

Các địa phương phải tăng cường kiểm tra, tái kiểm tra với các cơ sở sản xuất giống quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ; những cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh phải bị đình chỉ sản xuất hoặc thu hồi giấy phép.

Ông Nguyễn Thế Dũng cho biết: Để kiểm soát chất lượng cây giống lâm nghiệp, Thanh tra ngành Nông nghiệp đã phối hợp với phòng NN&PTNT các huyện và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh;

Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các chủ vườn ươm không thực hiện đúng các quy định về sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân không mua, không sử dụng các giống cây lâm nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ để trồng rừng nhằm tránh thiệt hại về kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

13/02/2014
Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

13/02/2014
Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).

13/02/2014
Kinh Doanh Rau Sạch Nước Lên Thuyền Lên Kinh Doanh Rau Sạch Nước Lên Thuyền Lên

Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.

13/02/2014
Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.

13/02/2014