Vụ tôm nước lợ năm 2015 gặp nhiều khó khăn

Ước đến cuối năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của tỉnh hơn 4.904 ha (giảm 9,3% so với năm 2014), sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 18.332 tấn (giảm 10,7% so với năm 2014).
Trong tổng diện tích tôm thả nuôi, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đến thời điểm này hơn 560 ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2015, diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ của tỉnh đều giảm, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn ở mức cao (Ảnh chụp ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nắng quá nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn… gây khó khăn cho người nuôi.
Giá tôm thương phẩm trong năm giảm thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số vùng nuôi chưa quy hoạch hệ thống cấp, xả nước riêng biệt và một số kinh cấp thoát nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không được nạo vét thường xuyên gây bồi lắng, làm lây lan mầm bệnh trong môi trường tự nhiên.
Về sản xuất giống, trong năm 2015, toàn tỉnh có 2 cơ sở sản xuất giống tôm sú, đến nay sản xuất được khoảng 25 triệu con giống, tăng vọt so với 2,6 triệu con giống của cùng kỳ năm ngoái.
Các cơ sở thuần dưỡng và kinh doanh tôm giống cung cấp cho thị trường 253 triệu con tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TTCT).
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và thuần dưỡng trong tỉnh chỉ cung cấp được khoảng 15 - 20% nhu cầu giống của địa phương, còn lại nhập từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận...
Trong năm 2016, tỉnh có kế hoạch sản xuất khoảng 30 triệu con TS giống; thả nuôi 700 ha TS thâm canh và bán thâm canh với sản lượng thu hoạch 3.500 tấn; thả nuôi 2.500 ha TTCT thâm canh với sản lượng thu hoạch 18.750 tấn; thả nuôi 2.046 ha TS nuôi quảng canh cải tiến với sản lượng tôm thu hoạch 1.675 tấn.
Để đạt được kết quả này, theo Sở NN& PTNT, tỉnh sẽ tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như TS, TTCT theo hướng ổn định diện tích sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thông qua việc quản lý chất lượng con giống, quản lý môi trường vùng nuôi, xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên hiện toàn tỉnh vẫn còn tồn đọng 6.900 liều vắc xin lở mồm long móng (trong đó huyện Mang Yang còn tồn 3.175 liều, huyện Chư Păh 2.675 liều, huyện Chư Pưh 1.050 liều). Nguyên nhân là do đàn gia súc giảm ở một số địa phương, bên cạnh đó nhiều hộ dân chăn thả gia súc trên rẫy nên không có điều kiện tiêm phòng.

Hóc Môn là một trong những huyện của TPHCM đang chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan, cây kiểng… đã có được sự thành công nhờ nguồn vốn tín dụng kịp thời.

Ngoài ra, anh Phạm văn Phong, chủ vựa dừa kế bên cũng cho hay: Giá dừa giảm cũng do các bạn hàng phía Bắc hạn chế mua dừa tươi vì thị trường Trung Quốc hiện chủ yếu thu mua dừa khô (loại dừa xiêm xanh, nặng trên 1 kg).

Hiện nay nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang bước vào mùa thu hoạch táo. Toàn xã có diện tích 33,2 ha táo với 35 hộ trồng, tập trung nhiều nhất là ở ấp Sa Bâu và Trà Canh B.

Trong niên vụ tới, Cty đã phát triển được vùng nguyên liệu lên 13.000 ha tăng 500 ha so với vụ trước, trong đó tại Khánh Hòa có 8.800 ha, Đăk Lăk có 4.200 ha, sản lượng mía ước đạt 680.000 tấn. Diện tích mía Cty đầu tư là 10.800 ha với tổng số tiền đầu tư 223 tỷ đồng, giá trị đầu tư trồng mới 30 triệu đồng/ha và mía lưu gốc là 20 triệu đồng/ha.