Vụ tôm nước lợ năm 2015 gặp nhiều khó khăn

Ước đến cuối năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của tỉnh hơn 4.904 ha (giảm 9,3% so với năm 2014), sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 18.332 tấn (giảm 10,7% so với năm 2014).
Trong tổng diện tích tôm thả nuôi, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đến thời điểm này hơn 560 ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2015, diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ của tỉnh đều giảm, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn ở mức cao (Ảnh chụp ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nắng quá nóng kéo dài, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn… gây khó khăn cho người nuôi.
Giá tôm thương phẩm trong năm giảm thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số vùng nuôi chưa quy hoạch hệ thống cấp, xả nước riêng biệt và một số kinh cấp thoát nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không được nạo vét thường xuyên gây bồi lắng, làm lây lan mầm bệnh trong môi trường tự nhiên.
Về sản xuất giống, trong năm 2015, toàn tỉnh có 2 cơ sở sản xuất giống tôm sú, đến nay sản xuất được khoảng 25 triệu con giống, tăng vọt so với 2,6 triệu con giống của cùng kỳ năm ngoái.
Các cơ sở thuần dưỡng và kinh doanh tôm giống cung cấp cho thị trường 253 triệu con tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TTCT).
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất và thuần dưỡng trong tỉnh chỉ cung cấp được khoảng 15 - 20% nhu cầu giống của địa phương, còn lại nhập từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận...
Trong năm 2016, tỉnh có kế hoạch sản xuất khoảng 30 triệu con TS giống; thả nuôi 700 ha TS thâm canh và bán thâm canh với sản lượng thu hoạch 3.500 tấn; thả nuôi 2.500 ha TTCT thâm canh với sản lượng thu hoạch 18.750 tấn; thả nuôi 2.046 ha TS nuôi quảng canh cải tiến với sản lượng tôm thu hoạch 1.675 tấn.
Để đạt được kết quả này, theo Sở NN& PTNT, tỉnh sẽ tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như TS, TTCT theo hướng ổn định diện tích sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thông qua việc quản lý chất lượng con giống, quản lý môi trường vùng nuôi, xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

Đánh giá này trong báo cáo nghiên cứu về hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp do RCD và Oxfam đồng thực hiện, vừa công bố.

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm (GSGC) đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.