Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.
Theo đánh giá của các ngành chức năng: Vụ nuôi tôm càng xanh vừa qua, nông dân trong huyện gặp khó khăn, giá thành sản xuất 1 kg tôm thương phẩm tương đương 166.000 đồng, tăng cao hơn so năm trước; tiến độ thu hoạch tôm chậm hơn 1,5 tháng, vì tiêu thụ không dễ dàng như các năm trước; chỉ có một vài thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua tôm với giá giảm hơn từ 40.000 - 50.000 đ/kg so cùng kỳ năm trước…
Từ đó, đã có trên 80 hộ nuôi tôm bị thua lỗ, 20 hộ nuôi hòa vốn hoặc lợi nhuận không cao! Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông phân tích: “Nguyên nhân các hộ nuôi tôm bị thua lỗ chủ yếu là do người nuôi chọn con giống không rõ ràng, chất lượng tôm kém, tỷ lệ tôm sống khi ương nuôi thấp, tôm càng sào nhiều, thời gian nuôi kéo dài, tôm bị hao hụt nhiều, năng suất giảm…
Mặc dù vậy, các nhà khoa học và nhiều người nuôi tôm ở huyện Tam Nông đều tự tin khẳng định: Việc nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa lũ ở huyện Tam Nông hết sức khả quan, triển vọng khai thác tiềm năng về mặt nước trong mùa lũ là rất lớn, đưa vòng quay của đất lên từ 2 đến 3 lần/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Theo ông Nguyễn Sỹ Khánh: Vụ nuôi tôm năm 2013, huyện Tam Nông sẽ phấn đấu mở rộng diện tích mặt ruộng nuôi tôm càng xanh lên 1.000 ha; dự kiến sản lượng đạt 1.700 tấn. Trong đó, có 50% sản lượng tôm đạt tiêu chuẩn XK. Trạm sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ cho người nuôi; đồng thời, phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn GMP, GAP để làm tiền đề cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; thực hiện thí điểm mô hình 120 ha nuôi tôm theo quy trình kỹ thuật 1 vụ lúa, 1 vụ nuôi tôm theo hướng VietGap tại Cù lao Chim, xã Phú Thành B và nhân rộng trong những năm sau.
Huyện Tam Nông đang tăng cường giữ vững và mở rộng vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tôm chất lượng sạch, ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho thị trường XK. Huyện cũng sẽ tăng cường đầu tư vốn để thi công sớm các công trình bờ bao, cống - bọng, hạ thế điện… đồng thời, củng cố và nâng cao năng lực HTX tôm càng xanh Phú Long để phát huy hiệu quả làm đầu mối trong quản lý - tổ chức sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên; tranh thủ sự hỗ trợ vốn đầu tư của tỉnh, huyện và tổ chức thi công hoàn thiện sớm các công trình hạ tầng, bờ bao, cống, lưới điện...
Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông: "Chi phí thức ăn và thuốc thú y - thủy sản cho tôm cao, người nuôi chưa áp dụng tốt kỹ thuật; việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y - thuỷ sản, quản lý môi trường vuông nuôi còn hạn chế; mật độ thả tôm giống dầy, nước lũ về trễ và thấp; khâu quản lý không chặt chẽ, quá trình nuôi một số hộ không tỉa thưa tôm trứng nên dẫn đến năng suất kém, tỷ lệ tôm đạt kích cỡ thấp”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN- PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu), vào khoảng 11 giờ ngày 20-4, trong lúc đánh bắt tại vùng biển Bạc Liêu, gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã bắt được con rùa biển nặng 62kg.

Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.

Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?