Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Tôm Nguyên Liệu

Vụ Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Tôm Nguyên Liệu
Ngày đăng: 04/10/2013

Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.

Thực tế cho thấy, do thiếu liên kết trong sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể tranh mua nguồn tôm nguyên liệu với các thương lái Trung Quốc. Còn ngành quản lý cũng không thể cấm nông dân bán tôm cho thương lái nước ngoài, khi giá thu mua tôm của họ cao hơn doanh nghiệp trong tỉnh đến vài ngàn đồng/kg. Hàng hóa bán cho người đưa ra giá cao vốn là quy luật của thị trường.

Do vậy, một trong những giải pháp cần được ngành quản lý và các doanh nghiệp chế biến thủy sản quan tâm hiện nay chính là xây dựng mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân. Làm được việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn tôm nguyên liệu để cung ứng cho các hợp đồng, còn người nông dân cũng an tâm phát triển nuôi trồng khi sản phẩm làm ra được bao tiêu, sản xuất có lãi.

Riêng ngành quản lý sẽ tránh được trường hợp thất thu từ nạn trốn và gian lận thuế, đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định. Tạo được sự liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, nông dân đối với nhiều mặt hàng nông - thủy sản khác, chứ không riêng gì con tôm.

Tuy nhiên, muốn xây dựng được mối liên kết này, phải xác định được vai trò chủ thể và trách nhiệm của người cầm lái trong thực hiện mối liên kết “4 nhà”. Bởi, thực tế cũng đã chứng minh, sự thất bại từ mối liên kết “4 nhà” là do các “nhà” chưa xác định được vai trò chủ thể của mình, nên dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm. Rồi dẫn đến chuyện mạnh ai nấy làm, quên đi vai trò của người cầm lái trong việc chủ động, định hướng và tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ còn xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu thủy sản do nhiều nhà máy đều cần hàng để thanh toán hợp đồng. Vì vậy, việc xây dựng mối liên kết từ cánh đồng đến nhà máy cần được doanh nghiệp quan tâm. Đây cũng là giải pháp để duy trì sản xuất và phát triển ổn định. Đồng thời, góp phần chủ động phòng ngừa các thương lái nước ngoài gây xáo trộn thị trường, phá hại nền kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.

05/09/2013
Vùng Cát Không Trầm Tĩnh Vùng Cát Không Trầm Tĩnh

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

05/09/2013
Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

06/09/2013
Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

06/09/2013
Nông Dân Châu Phú Trúng Giá Cá Lóc Giống Nông Dân Châu Phú Trúng Giá Cá Lóc Giống

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.

06/09/2013