Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao

Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 21/11/2014

Dẫn chúng tôi tham quan vườn vú sữa đang bắt đầu cho trái, anh Phạm Văn Sơn (sinh năm 1979), ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy kể lại, sau khi lập gia đình vài năm, anh được cha mẹ cho 5.000 m2 đất vườn tạp.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

Tuy nhiên, sau đó anh Sơn nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng vú sữa, anh mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng màu sang trồng vú sữa Lò Rèn. Anh đã áp dụng vào cách chăm sóc, nhờ vậy vườn vú sữa nhà anh phát triển xanh tốt. 4 năm sau, vú sữa bắt đầu cho trái, vào khoảng tháng 3 âm lịch ngoài việc xới gốc, tạo độ hạn, anh Sơn còn kết hợp quy trình chăm bón hợp lý, để hỗ trợ dưỡng chất khi cây ra hoa.

Với cách làm này, vào tháng 10 âm lịch anh Sơn bắt đầu thu hoạch vú sữa, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên cây cho năng suất cao và trái đẹp, thị trường ưa chuộng, giá bán trung bình hàng năm từ 35.000 - 40.000 đồng/chục, sau khi trừ chi phí anh Sơn còn lãi khoảng 15.000 - 20.000 đồng/chục. 

Anh Phạm Văn Sơn cho biết thêm: "Theo kinh nghiệm của tôi, trái vú sữa thường bị sâu khi còn ở giai đoạn trái non và khi trái sắp cho thu hoạch thì thường bị thối trái và héo trái, vì vây nên chủ động xịt thuốc kết hợp với bón phân hợp lý, để phòng ngừa thì bệnh sẽ không phát sinh".

Ngoài ra, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình và tạo điều kiện chắn gió cho cây vú sữa, anh Sơn còn tận dụng phần đất trống xung quanh vườn để trồng thêm khoảng 80 cây dừa xiêm, nhờ thường xuyên chăm sóc nên hàng tháng anh Sơn có thêm thu nhập gần 1 triệu đồng từ việc bán dừa tươi. Với nguồn thu nhập khá cao, gia đình anh Sơn vươn lên ổn định cuộc sống, có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh Sơn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng vú sữa cho mọi người, coi đó là nhiệm vụ, mong ước của mình. Với nghị lực và niềm tin phấn đấu vươn lên, anh Phạm văn Sơn xứng đáng được vinh danh "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" nhiều năm liền.

Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/67309/Kinh-te/Vu-sua-Lo-ren-cho-loi-nhuan-cao.aspx


Có thể bạn quan tâm

Dự án trồng ớt ở Hà Tĩnh nông dân, chính quyền, doanh nghiệp cùng chia sẻ Dự án trồng ớt ở Hà Tĩnh nông dân, chính quyền, doanh nghiệp cùng chia sẻ

Vụ ớt tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải thẳng thắn thừa nhận là mất mùa. Thất bát trong trồng trọt là điều khó tránh khỏi, nhất là vụ ớt đã gặp phải một mùa nắng nóng đỉnh điểm.

07/09/2015
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thị trường phân bón nội địa Việt Nam hưởng lợi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thị trường phân bón nội địa Việt Nam hưởng lợi

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

07/09/2015
Nông dân thiệt hại vì lúa bị khô bông Nông dân thiệt hại vì lúa bị khô bông

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.

07/09/2015
Nhập khẩu phân bón tăng mạnh Nhập khẩu phân bón tăng mạnh

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.

07/09/2015
Ngành chăn nuôi điêu đứng vì chất cấm Ngành chăn nuôi điêu đứng vì chất cấm

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.

07/09/2015