Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Rửa Cá Tầm Trung Quốc Không Có Bằng Chứng

Vụ Rửa Cá Tầm Trung Quốc Không Có Bằng Chứng
Ngày đăng: 27/06/2013

Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.

Sáng 26-6, trả lời Báo Người Lao Động về kết quả kiểm tra tình trạng “rửa” cá tầm Trung Quốc nhập lậu tại một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết cơ quan này đã vào cuộc và đi kiểm tra. Tuy nhiên, ông Điền khẳng định thông tin này là không được chuẩn xác, đến nay không có bằng chứng nào cho thấy có tình trạng “rửa” cá tầm Trung Quốc tại Lai Châu.

Cũng theo ông Điền, vì không phát hiện ra bằng chứng nên cơ quan quản lý nhà nước không thể tiến hành xử lý đối với doanh nghiệp bị tố cáo. “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để tiếp tục điều tra, xác minh xem thực sự có tình trạng đó hay không” - ông Điền nói.

Được biết trước đó, vào đầu tháng 6-2013, ông Trần Yên, chủ một trang trại nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát để tố cáo hành vi “rửa” cá tầm Trung Quốc của một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường.

Theo tố cáo, doanh nghiệp này đã nhập lậu giống cá tầm và cá tầm thương phẩm từ Trung Quốc rồi về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam (Báo Người Lao Động đã có bài Thương lái Trung Quốc: Lộ rõ ý đồ phá hoại).

Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản đề nghị Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn (thuộc Tổng cục An ninh nội địa - Bộ Công an) vào cuộc điều tra về vụ việc này.


Có thể bạn quan tâm

Lào Cai Tránh Rét Cho “Đầu Cơ Nghiệp” Lào Cai Tránh Rét Cho “Đầu Cơ Nghiệp”

Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.

06/02/2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) Mở Điểm Bán Gà Thương Hiệu Tiên Yên Phục Vụ Tết Tiên Yên (Quảng Ninh) Mở Điểm Bán Gà Thương Hiệu Tiên Yên Phục Vụ Tết

Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.

06/02/2015
Mô Hình Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá Mô Hình Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá

Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

06/02/2015
Bầu Đức Chính Thức Tung Thịt Bò Úc Ra Thị Trường Bầu Đức Chính Thức Tung Thịt Bò Úc Ra Thị Trường

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.

06/02/2015
Bình Mỹ (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Nuôi Bò Bình Mỹ (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Nuôi Bò

Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.

06/02/2015