Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ nước sông ô nhiễm làm cá bè chết hàng loạt các doanh nghiệp lại chối bỏ trách nhiệm

Vụ nước sông ô nhiễm làm cá bè chết hàng loạt các doanh nghiệp lại chối bỏ trách nhiệm
Ngày đăng: 30/11/2015

Theo Sở NNPTNT tỉnh, cá bè của bà con ngư dân bị chết hàng loạt tới 3 lần liên tiếp trong tháng 9 vừa qua.

Tổng tính toán thiệt hại là hơn 18 tỷ đồng do khoảng 129 tấn cá bị chết.

Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM xác định nguyên nhân chính làm cá chết là nước sông Chà Và bị ô nhiễm, mà nguồn gây ô nhiễm chính là do hoạt động xả thải từ cống số 6 ra sông của các doanh nghiệp, chiếm 76% nguyên nhân;

có 15% nguyên nhân là do hoạt động nuôi cá lồng bè của bà con chưa khoa học, số lượng nuôi dày đặc.

Còn lại là các nguyên nhân do hình thức nuôi quảng canh (chiếm 5%), xả nước thải sinh hoạt (chiếm 2%).

Với tính toán như trên thì số tiền các doanh nghiệp phải đền bù cho người dân là trên 13,8 tỷ đồng.

Từ đó, Viện Môi trường và Tài nguyên đã đưa ra bảng tính toán tỷ lệ đóng góp nguồn thải cụ thể của từng doanh nghiệp.

Tại buổi đối thoại, 13/14 doanh nghiệp (một doanh nghiệp vắng mặt) vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt không phải do các nhà máy xả thải ra môi trường gây ô nhiễm.

Một số cho rằng do bà con ngư dân không biết cách chăn nuôi, chăm sóc, vệ sinh dẫn đến cá bị chết.

Các doanh nghiệp đều đưa ra những lý do rằng mình có hệ thống xử lý nước thải, đã được đầu tư… Khi ấy, ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đặt vấn đề ngược lại: “Liệu các hệ thống đó có hoạt động hay không?”, thì nhiều doanh nghiệp im lặng.

Đại diện các Sở NNPTNT, Sở TNMT cho rằng, nếu các doanh nghiệp không đồng thuận thì đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân làm các thủ tục khởi khiện ra Tòa án.

Cuối cùng, các doanh nghiệp đã xin thêm thời gian bàn bạc để thống nhất ý kiến trả lời UBND tỉnh trước ngày 10.12.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

30/07/2013
Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

22/05/2013
Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

14/09/2013
Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

14/09/2013
Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

10/11/2012