Vụ lúa hè thu Mỹ Chánh xây dựng 100ha lúa theo hướng VietGAP

Mô hình này cũng áp dụng các tiêu chí giống như cánh đồng lúa lớn nhưng chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa chất lượng cao, từ khâu canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cho đến thu hoạch và sau thu hoạch.
Tham gia mô hình, nông dân còn được ngành chuyên môn tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng VietGAP, sạ hàng theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học là chính, được cấp sổ tay ghi chép để quản lý chi phí và có thể truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, xã Mỹ Chánh phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn phân bón Lio Thái bán phân cho nông dân trả chậm theo giá gốc và hỗ trợ 30.000 đồng/01 bao phân.
Được biết, mô hình đang xuống giống, với các giống lúa như OM4900, OM5451.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.

Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.

Là một trong những địa phương có nhiều sáng tạo trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đồng Tháp đang được kỳ vọng sẽ tạo ra những kỳ tích khi đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) như Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp của Hà Lan, Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC), tỉnh Ibaraki (Nhật Bản),…