Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Lúa Đông Xuân Ở Kiên Giang Thắng Lớn

Vụ Lúa Đông Xuân Ở Kiên Giang Thắng Lớn
Ngày đăng: 24/03/2014

Vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng.

Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết vụ lúa ĐX 2013 - 2014, đồng thời triển khai kế hoạch SX vụa lúa HT và TĐ 2014. Theo đó, vụ lúa ĐX toàn tỉnh xuống giống được 305.876 ha, năng suất bình quân ước đạt 7,15 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 2,19 triệu tấn, tăng 110.595 tấn so với vụ ĐX trước.

Như vậy, vụ lúa ĐX 2013 - 2014, nông dân Kiên Giang đạt thắng lợi lớn trên cả 3 mặt là diện tích gieo trồng (đạt 101,6% kế hoạch), năng suất (tăng 0,24 tấn/ha) và sản lượng (tăng 58.930 tấn so với kế hoạch). Về cơ cấu giống, lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích, với các giống chủ lực như Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 2517, OM 4900… Nhóm giống phẩm cấp thấp và trung bình như IR 50404, OM 576 (Hầm Trâu) tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm gần 25% diện tích (khuyến cáo của ngành dưới 20%).

Trúng mùa lớn nhưng niềm vui của nông dân không trọn vẹn do tình hình xuất khẩu gạo những tháng đầu năm đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến sức mua, giá cả tiêu thụ lúa thấp. Hơn nữa, với sản lượng trên 2 triệu tấn, lại thu hoạch trong thời gian ngắn nên lúa hàng hóa còn tồn đọng trong dân khá nhiều.

Vụ lúa HT 2014, Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 300.000 ha, gieo sạ tập trung làm 3 đợt chính. Đợt 1 từ 20/3 - 10/4, tập trung chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu (vùng SX lúa 3 vụ/năm). Đợt 2 từ 25/4 - 15/5, các vùng SX lúa HT chính vụ (vùng làm 2 vụ lúa ĐX và HT). Đợt 3 từ 10/5 - 10/6, chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và các khu vực ven biển, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn phải chờ mưa nhiều mới có thể gieo sạ. Vụ TĐ 2014 toàn tỉnh gieo sạ 98.000 ha, khung thời vụ từ 10/7 - 10/8.

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang lưu ý các địa phương cần thực hiện chặt chẽ lịch thời vụ ngành đã đề ra, khuyến cáo nông dân cày ải, phơi đất, đảm bảo cách ly giữa các mùa vụ, quản lý tốt dịch hại để SX đạt thắng lợi. Trong cơ cấu giống phải giảm tối đa diện tích gieo sạ giống lúa có phẩm cấp gạo thấp và trung bình (không quá 20%).

Về lâu dài, cần triển khai việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu, nâng cao giá trị. Giảm dần diện tích đất lúa, nhất là đối với những vụ có chi phí cao nhưng năng suất lại thấp như xuân hè, HT để chuyển qua các loại cây trồng khác hiệu quả hơn; không chạy theo sản lượng mà duy trì ở mức trên 4 triệu tấn lúa/năm.


Có thể bạn quan tâm

Lời Giải Cho Bài Toán Lời Giải Cho Bài Toán "Nuôi Con Gì"?

Bài toán trồng cây gì, nuôi con gì vẫn đang là điều trăn trở bấy lâu nay của bà con nông dân ta. Từ thực tế thành công của các hộ chăn nuôi cho thấy, việc lựa chọn bò lai sind để đầu tư đã mang lại hiệu quả hơn so với các con nuôi khác.

04/10/2014
Chuồng Trại Hợp Vệ Sinh, Tăng Hiệu Quả Chăn Nuôi Chuồng Trại Hợp Vệ Sinh, Tăng Hiệu Quả Chăn Nuôi

Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.

04/10/2014
Bò Thịt Ở Hà Nội Chưa Có Thương Hiệu Bò Thịt Ở Hà Nội Chưa Có Thương Hiệu

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

04/10/2014
“Chiêu” Để Nông Dân Và Doanh Nghiệp Giữ Vững Liên Kết “Chiêu” Để Nông Dân Và Doanh Nghiệp Giữ Vững Liên Kết

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

04/10/2014
“Bẻ Kèo” Mua Lúa Xôn Xao Trên Đồng “Bẻ Kèo” Mua Lúa Xôn Xao Trên Đồng

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

04/10/2014