Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ lúa Đông xuân 2015-2016 Khuyến cáo xuống giống sớm

Vụ lúa Đông xuân 2015-2016 Khuyến cáo xuống giống sớm
Ngày đăng: 30/10/2015

Hiện nông dân ở những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi trên địa bàn tỉnh đang tranh thủ xuống giống sớm lúa Đông xuân.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, từ tháng 10-2015 đến tháng 4-2016, lượng mưa ở khu vực Nam bộ thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20-40% và mùa mưa có khả năng kết thúc sớm hơn năm trước.

Bên cạnh đó, đỉnh lũ trên sông Cửu Long năm 2015 thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Với tình hình này, khả năng vụ lúa Đông xuân 2015-2016 ở các tỉnh khu vực ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.

Do đó, việc xuống giống vụ lúa Đông xuân 2015-2016 cho toàn khu vực được đề nghị triển khai sớm hơn những năm trước để tận dụng nguồn nước ngọt cho lúa phát triển, sinh trưởng tốt; đồng thời, chủ động thời gian thu hoạch vào tháng 2 và tháng 3 sẽ thuận lợi cho xuất khẩu.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Mặc dù ngày chính thức xuống giống lúa Đông xuân trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng 20 ngày nữa (theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh).

Tuy nhiên, trước dự báo về tình hình thời tiết diễn biến phức tạp của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ; đặc biệt, nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới và bị xâm nhập mặn, do đó, tùy theo thực tế của từng vùng sản xuất mà các địa phương xây dựng lịch xuống giống cho phù hợp.

Cũng theo ông Thể, một điểm mới trong việc chỉ đạo xuống giống lúa Đông xuân năm nay là các địa phương không nên ngăn cản người dân xuống giống sớm, những nơi có điều kiện thuận lợi nên khuyến cáo bà con gieo sạ, nhưng phải đảm bảo đồng loạt trên từng cánh đồng để tránh sự gây hại của rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ đầu vụ.

Bên cạnh đó, trước khi gieo sạ, bà con cần thu gom và mang ra khỏi ruộng hoặc trục nhận rơm, gốc rạ, tàn dư thực vật của vụ lúa trước; làm đất thật kỹ để tránh ngộ độc hữu cơ; áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa, bón phân cân đối nhằm hạn chế đổ ngã, dịch hại; khuyến cáo sử dụng các giống lúa như: OM 4900, OM 4218, OM 5451, OM 7347, OM 6976, Jasmine 85,…

Trên thực tế những ngày qua, có không ít nông dân trên địa bàn tỉnh đang vệ sinh đồng ruộng, nhiều nơi, bà con đã xuống giống lúa Đông xuân sớm.

Ghi nhận tại cánh đồng lúa ở ấp 5, xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy), hiện nông dân nơi đây đã gieo sạ được khoảng 15ha, lúa trong giai đoạn từ 5-7 ngày tuổi và phát triển tốt.

Gặp chúng tôi bên ruộng lúa vừa sạ được 7 ngày tuổi, ông Lê Văn Tài thông tin: “Năm nay, nước lũ thấp hơn từ 3-4 tấc nước so với cùng kỳ năm trước.

Thấy nước ít, xung quanh lại có bờ bao kiên cố nên tôi và bà con nơi đây tranh thủ bơm nước ra ngoài, tiến hành làm đất để sạ sớm nhằm thu hoạch trước, bán được giá.

Đây là năm thứ 2 tôi sạ sớm, mấy vụ trước, chỉ có vài hộ với 5ha, nhưng vụ này mở rộng lên khoảng 15ha”.

Theo kế hoạch, vụ lúa Đông xuân năm nay, toàn tỉnh xuống giống khoảng 79.000ha, tập trung nhiều ở các huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.

Căn cứ vào tình hình thực tế, năm nay, bà con trên địa bàn tỉnh đang xuống giống lúa Đông xuân sớm hơn từ 5-10 ngày so với cùng kỳ, trong đó, huyện Vị Thủy là địa phương có diện tích lúa Đông xuân gieo sạ sớm nhất (trên 15ha).

Dự báo trong 10 ngày tới, nông dân ở nhiều nơi của huyện Châu Thành A sẽ xuống giống tập trung, với diện tích khoảng 2.000ha.

Trước dự báo về những diễn biến khắc nghiệt của hạn hán, xâm nhập mặn trong năm tới, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cũng vừa có công điện gửi một số bộ, ngành Trung ương và các địa phương về tình trạng khẩn trương chuẩn bị đối phó hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016.

Ông Cao Đức Phát, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng: Để bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân 2015-2016, Hè thu 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino;

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành phố phía Nam tổ chức kiểm tra chặt chẽ nguồn nước, cân đối khả năng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn, ưu tiên cho dân sinh và các ngành sản xuất kinh doanh chủ lực của địa phương.

Bên cạnh đó, cần tổ chức nạo vét kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, kênh, để khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng; đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để chủ động vận hành, tận dụng mọi nguồn nước để phục vụ tốt sản xuất, dân sinh…

xuống giống khoảng 250.000ha; tiếp đó, khoảng 650.000ha ở vùng phù sa ngọt thực hiện xuống giống từ ngày 1 đến 30-11 và khoảng 550.000ha vùng thượng lưu sông Tiền, sông Hậu xuống giống trong tháng 12.

Đợt 2, còn khoảng 110.000ha ở một số vùng khó khăn sẽ xuống giống trễ hơn, trong 10 ngày đầu tháng 1-2016.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học Phú Yên Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

07/07/2014
Tan Giấc Mơ Làm Giàu Từ Nhím Tan Giấc Mơ Làm Giàu Từ Nhím

Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.

07/07/2014
Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng

Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.

02/12/2014
Phúc Bồn Tử Ở Độ Cao 1.500m Phúc Bồn Tử Ở Độ Cao 1.500m

Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.

02/12/2014
Chăn Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Chăn Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học

Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.

07/07/2014