Vụ Dụ dân dùng chất cấm bắt giun trục xuất đối tượng Trung Quốc

Ngày 20.9, thiếu tá Phan Văn Kiệm - Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, đã xử phạt hành chính 16 triệu đồng (15 triệu đồng vì hành vi người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
1 triệu đồng vì sử dụng hóa chất cấm) và trục xuất Gan DeQiang (40 tuổi, trú tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) khỏi khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị.
Đồn Biên phòng cũng tịch thu các tang vật gồm máy chích điện, hóa chất cấm của Gan DeQiang để tiến hành tiêu hủy.
Gói hóa chất lạ các đối tượng pha cùng xà phòng và nước dụ dỗ người dân đổ xuống đất bắt giun đất đem bán.
Lê Văn Cương (25 tuổi, ở xã Tiên Hưng, Lục Ngạn, Bắc Giang) - người đi cùng Gan DeQiang, cũng bị phạt 1 triệu đồng vì không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định.
Như NTNN ra ngày 18.9 đã phản ánh, sáng 17.9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo mời 2 đối tượng Lê Văn Cương và Gan DeQiang về trụ sở để làm rõ hành vi “dụ dỗ đồng bào Vân Kiều sống ở khu vực biên giới dùng hóa chất lạ đổ xuống đất bắt giun đem bán”.
Ban đầu, hai đối tượng nói là đi du lịch. Tuy nhiên, trước những bằng chứng rõ ràng bằng video clip và hình ảnh mà người dân cung cấp, hai đối tượng phải thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Có thể bạn quan tâm

Sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, sức tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm giảm mạnh, giá trứng, thịt gia cầm cũng giảm theo, làm người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Tại hầu hết các địa phương, nông dân đều đứng ngồi không yên bởi giá lúa giảm khá sâu ở tất cả các loại, từ lúa thường đến lúa thơm. Chính các thương lái cũng tỏ ra bất ngờ trước tình trạng này.

Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.

Hồ tiêu đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, nhiều nơi người dân ồ ạt trồng tiêu với diện tích lớn nhưng chủ yếu theo hình thức tự phát và chưa có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn, các nhà chuyên môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chết hàng loạt trong thời gian qua.

Việc nông dân lệ thuộc vào thương lái, DN lại e ngại làm các thủ tục xuất khẩu theo đường chính ngạch không chỉ làm giá trị trái thanh long giảm sút, mà còn gặp rủi ro cao khi phải xuất bán bằng đường tiểu ngạch.