Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Đông Ở Phù Ninh

Vụ Đông Ở Phù Ninh
Ngày đăng: 06/10/2014

Những ngày cuối tháng 9 cũng là thời điểm bà con nông dân trên địa bàn huyện Phù Ninh khẩn trương thu hoạch lúa mùa để làm vụ đông cho kịp thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Bảo, xã Phù Ninh cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ruộng, gặt xong lúa mùa là gieo trồng ngô ngay. Ruộng nào không kịp trồng ngô thì trồng rau, dưa chuột. Ngô để phục vụ chăn nuôi,  rau, dưa thì đem ra chợ bán.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Từ nhiều năm qua, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính. Tuy nhiên,  sản xuất vụ đông ở huyện Phù Ninh vẫn chưa bền vững cả về diện tích, năng suất và sản lượng.  Đặc biệt vụ đông năm nay gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, mưa bão gây ảnh hưởng đến thu hoạch lúa mùa và trồng cây vụ đông.

Sự thiếu hụt về lao động do lực lượng lao động trẻ chuyển sang làm công việc khác có thu nhập cao hơn cũng đã khiến sản xuất vụ đông không ít khó khăn. Tuy nhiên xác định vụ đông vẫn là vụ quan trọng góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực cả năm, huyện đã tập trung chỉ đạo khắc phục khó khăn trong sản xuất vụ đông để đạt mục tiêu đề ra.

Trên thực tế, cây ngô vẫn đóng vai trò chủ đạo, ngoài ra cần mở rộng diện tích, đa dạng hóa các cây rau màu khác có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.  Vụ đông năm nay huyện có kế hoạch gieo trồng  khoảng 1.300ha cây vụ đông, trong đó có  800ha ngô, còn lại là: Đỗ, đậu, lạc và rau các loại.

Để chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra,  huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2012.

Theo đó, các xã, thị trấn phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện tốt kế hoạch huyện giao. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2013, các xã, thị trấn phát động phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất vụ đông.

Theo chỉ đạo của huyện, các xã, thị trấn đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất màu, đất lúa để bố trí mở rộng tối đa diện tích cây vụ đông.

Các xã, thị trấn cũng đã củng cố, kiện toàn BCĐ sản xuất vụ đông, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc. Huyện cũng đã chỉ đạo tập trung thu hoạch  nhanh gọn lúa mùa, giải phóng đất sớm để gieo trồng cây vụ đông cho kịp thời vụ.

Tổ chức tập huấn cho người dân trực tiếp sản xuất nắm chắc các biện pháp kỹ thuật về làm đất tối thiểu, kỹ thuật làm ngô bầu để tranh thủ thời vụ, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vụ đông để tránh tình trạng trồng xong không chăm sóc, bảo vệ gây lãng phí, thiệt hại sản xuất; đồng thời tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các dịch vụ thủy lợi, giống, phân bón… kịp thời, đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng chủng loại.

Huyện cũng đã phân công cán bộ trực tiếp phụ trách các xã, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên giám sát địa bàn được phân công, kiểm tra đôn đốc các xã thực hiện nghiêm túc kế hoạch được giao; yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo thực hiện sản xuất vụ đông nhằm tạo ra chiến dịch lớn, rộng khắp trong nhân dân để hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông.

Để đạt năng suất, sản lượng cao, đối với cây ngô trên đất chuyên màu ở Phù Ninh bố trí trồng các giống ngô dài ngày DK888, LVN10, NK4300… Các cây có giá trị kinh tế cao như: Bí đỏ, dưa chuột lai, lạc thu đông…

Trên đất 2 lúa, chủ động tưới tiêu sử dụng các giống ngô LVN4, LVN99, C919, DK999, NK4300… phải đặt bầu xong trước ngày 30-9. Sau ngày 5-10, bố trí chuyển trồng cây trồng khác phù hợp như: Khoai lang, khoai tây, dưa chuột, rau xanh.

Cùng với việc khẩn trương gieo trồng các cây vụ đông trên đất 2 lúa cho kịp thời vụ, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung chăm sóc cây vụ đông đã trồng, chú ý phòng trừ sâu bệnh trên cây ngô đất bãi đã lên xanh.


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng thủy sản tăng 20% so cùng kỳ Sản lượng thủy sản tăng 20% so cùng kỳ

Đến giữa tháng 10/2015, huyện Phú Tân khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 47.000 tấn, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước.

19/10/2015
Quan sát màu nước đánh giá chất lượng dinh dưỡng Quan sát màu nước đánh giá chất lượng dinh dưỡng

Trong nuôi thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn, vì qua đó có thể đánh giá sơ bộ môi trường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng.

19/10/2015
Nuôi tôm nước tĩnh cải thiện môi trường, hiệu quả cao Nuôi tôm nước tĩnh cải thiện môi trường, hiệu quả cao

Qua hơn 10 tháng thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh từ sự liên kết của Hội Thuỷ sản TP Cà Mau với Công ty Tôm giống Dương Hùng, trung bình mỗi hộ thu nhập trên 30 triệu đồng/ha, một số hộ thu trên 50 triệu đồng/ha.

19/10/2015
Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm

Quyết định 24/QÐ-UBND, năm 2014 của UBND tỉnh Cà Mau, cho sên vét đất, bùn thải cải tạo ao, đầm nuôi tôm quanh năm, làm mâu thuẫn giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp ngày càng gay gắt.

19/10/2015
Nghịch lý ngành thủy sản Nghịch lý ngành thủy sản

Việt Nam có thế mạnh ngư nghiệp, nhưng nguyên liệu phục vụ chế biến ngành thủy sản đã có dấu hiệu phải nhập khẩu ở một số mặt hàng chủ lực thời gian gần đây.

19/10/2015