Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Đông Ở Phù Ninh

Vụ Đông Ở Phù Ninh
Ngày đăng: 06/10/2014

Những ngày cuối tháng 9 cũng là thời điểm bà con nông dân trên địa bàn huyện Phù Ninh khẩn trương thu hoạch lúa mùa để làm vụ đông cho kịp thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Bảo, xã Phù Ninh cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ruộng, gặt xong lúa mùa là gieo trồng ngô ngay. Ruộng nào không kịp trồng ngô thì trồng rau, dưa chuột. Ngô để phục vụ chăn nuôi,  rau, dưa thì đem ra chợ bán.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Từ nhiều năm qua, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính. Tuy nhiên,  sản xuất vụ đông ở huyện Phù Ninh vẫn chưa bền vững cả về diện tích, năng suất và sản lượng.  Đặc biệt vụ đông năm nay gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, mưa bão gây ảnh hưởng đến thu hoạch lúa mùa và trồng cây vụ đông.

Sự thiếu hụt về lao động do lực lượng lao động trẻ chuyển sang làm công việc khác có thu nhập cao hơn cũng đã khiến sản xuất vụ đông không ít khó khăn. Tuy nhiên xác định vụ đông vẫn là vụ quan trọng góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực cả năm, huyện đã tập trung chỉ đạo khắc phục khó khăn trong sản xuất vụ đông để đạt mục tiêu đề ra.

Trên thực tế, cây ngô vẫn đóng vai trò chủ đạo, ngoài ra cần mở rộng diện tích, đa dạng hóa các cây rau màu khác có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.  Vụ đông năm nay huyện có kế hoạch gieo trồng  khoảng 1.300ha cây vụ đông, trong đó có  800ha ngô, còn lại là: Đỗ, đậu, lạc và rau các loại.

Để chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra,  huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2012.

Theo đó, các xã, thị trấn phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện tốt kế hoạch huyện giao. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2013, các xã, thị trấn phát động phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất vụ đông.

Theo chỉ đạo của huyện, các xã, thị trấn đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất màu, đất lúa để bố trí mở rộng tối đa diện tích cây vụ đông.

Các xã, thị trấn cũng đã củng cố, kiện toàn BCĐ sản xuất vụ đông, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc. Huyện cũng đã chỉ đạo tập trung thu hoạch  nhanh gọn lúa mùa, giải phóng đất sớm để gieo trồng cây vụ đông cho kịp thời vụ.

Tổ chức tập huấn cho người dân trực tiếp sản xuất nắm chắc các biện pháp kỹ thuật về làm đất tối thiểu, kỹ thuật làm ngô bầu để tranh thủ thời vụ, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vụ đông để tránh tình trạng trồng xong không chăm sóc, bảo vệ gây lãng phí, thiệt hại sản xuất; đồng thời tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các dịch vụ thủy lợi, giống, phân bón… kịp thời, đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng chủng loại.

Huyện cũng đã phân công cán bộ trực tiếp phụ trách các xã, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên giám sát địa bàn được phân công, kiểm tra đôn đốc các xã thực hiện nghiêm túc kế hoạch được giao; yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo thực hiện sản xuất vụ đông nhằm tạo ra chiến dịch lớn, rộng khắp trong nhân dân để hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông.

Để đạt năng suất, sản lượng cao, đối với cây ngô trên đất chuyên màu ở Phù Ninh bố trí trồng các giống ngô dài ngày DK888, LVN10, NK4300… Các cây có giá trị kinh tế cao như: Bí đỏ, dưa chuột lai, lạc thu đông…

Trên đất 2 lúa, chủ động tưới tiêu sử dụng các giống ngô LVN4, LVN99, C919, DK999, NK4300… phải đặt bầu xong trước ngày 30-9. Sau ngày 5-10, bố trí chuyển trồng cây trồng khác phù hợp như: Khoai lang, khoai tây, dưa chuột, rau xanh.

Cùng với việc khẩn trương gieo trồng các cây vụ đông trên đất 2 lúa cho kịp thời vụ, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung chăm sóc cây vụ đông đã trồng, chú ý phòng trừ sâu bệnh trên cây ngô đất bãi đã lên xanh.


Có thể bạn quan tâm

Dưa Hấu, Xoài Đài Loan Rớt Giá Dưa Hấu, Xoài Đài Loan Rớt Giá

Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.

25/04/2014
Sầu Riêng Khánh Sơn Canh Tác Hợp Lý Để Tăng Năng Suất, Chất Lượng Sầu Riêng Khánh Sơn Canh Tác Hợp Lý Để Tăng Năng Suất, Chất Lượng

Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.

25/04/2014
Miền Tây Miền Tây "Úa" Mùa Trái Chín

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.

25/04/2014
Giá Rau Đà Lạt Tăng Mạnh Giá Rau Đà Lạt Tăng Mạnh

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.

25/04/2014
Vụ Tôm Đầu Thất Bát Vụ Tôm Đầu Thất Bát

Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.

26/04/2014