Vụ đông này trồng cây gì

Nhóm cây chủ lực, gồm ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây, trong đó cây ngô phải được xem như cây chủ lực ở nhóm cây vụ đông ưa ấm; cần tạo bước thay đổi quan trọng trong canh tác ngô sau lúa và nâng cao năng suất ngô bằng các gói kỹ thuật đồng bộ ở các vùng quan trọng.
Với những loại cây trồng lấy củ khác, lợi thế là hạn chế được sâu bệnh, đầu ra tốt và nhất là có thể dự trữ dài ngày sau khi thu hoạch như khoai tây, khoai lang, bí đỏ...
Nhóm cây ngắn ngày, gồm các loại rau xanh, đậu đỗ: Đây là những cây dễ trồng, có hệ số quay vòng cao, thời vụ ngắn, có thể trồng xen, tận dụng những diện tích nhỏ, không cần nhiều nước tưới.
Các loại rau xanh như cải, xà lách, cà chua, su hào, mùi, đậu Hà Lan, đậu cô-ve...
Nhóm cây phục vụ xuất khẩu như dưa chuột bao tử, ớt, bí xanh, bí ngô, các loại nấm ăn, nấm dược liệu... Đây là những loại cây có thị trường xuất khẩu tốt, thích hợp trong việc chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng mưa xen kẽ nên các loại sâu bệnh đang tấn công các trà lúa vụ 3 và lúa hè thu đòng trổ, gây ảnh hưởng đến năng suất.

Hàng trăm ha mía tại phía Đông Nam tỉnh Gia Lai như: huyện Ia Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa… đang bị dịch bệnh trắng lá hoành hành. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bởi khi nhiễm bệnh này, cây mía không còn khả năng cho thu hoạch. Nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn, song lại chưa tìm ra thuốc đặc trị.

Theo các hộ trồng tiêu tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, 2 tuần trở lại đây, giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu sọ (tiêu trắng) cũng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.

Vừa qua, tại Trạm khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giao nhận máy phun thuốc cho bà con nông dân tham gia “Mô hình cơ giới hóa trong trồng rau”. Đến dự buổi lễ giao nhận máy có Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm. đại diện địa phương và bà con nông dân tham gia mô hình.

Đại diện Tập đoàn Nestlé (nhà máy chế biến cà phê tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa), cho biết hiện đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ 2 triệu euro và Công ty tư vấn EDE (Đức) thực hiện chương trình hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50 ngàn nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.