Vụ Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả đằng đẵng chờ kết quả

Trước đó, như tin đã đưa, ngày 24.4, Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai phối hợp với đại diện 389/QG kiểm tra đột xuất kho N15 của Công ty Thuận Phong (Kp.7, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai), đã phát hiện 2 công nhân đang chiết rót phân bón (dạng nước) từ bồn 1.000 lít vào chai bằng nhựa mang nhãn hiệu Vitol (1 lít/chai), trên nhãn ghi xuất xứ “made in USA”.
Công nhân công ty Thuận Phong đang chiết rót phân bón vào ngày Đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra công ty.
Khi đoàn kiểm tra kiểm kê số lượng hàng hóa tại kho còn phát hiện có hơn 1.000 tấn phân bón thành phẩm, gần 2.300 tấn nguyên liệu sản xuất phân bón; hơn 13.000 lít phân bón dạng lỏng “made in USA” chưa đóng chai, hơn 242 tấn hóa chất thương mại.
Kết quả kiểm định sau đó cho thấy có đến 19/29 mẫu phân bón nơi đây không phù hợp đăng ký chất lượng trên bao bì sản phẩm.
Đoàn kiểm tra đã nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm hành vi sản xuất phân bón giả…
Trong buổi làm việc báo cáo kết quả điều tra Công ty Thuận Phong với 389/QG ngày 27.8, đại tá Lê Văn Hùng - đại diện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, cho rằng: Viện KSND tỉnh Đồng Nai thống nhất quan điểm với cơ quan điều tra về nhận định Công ty Thuận Phong không có hành vi làm giả mạo chất lượng các loại phân bón nước thương hiệu Huma Gro và xác định không đủ căn cứ ra quyết định khởi tố vụ án.
Kkhởi tố bị can đối với Khiếu Mạnh Tường – Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phong, về tội kinh doanh trái phép nên ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ cho Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai xử lý.
Tuy nhiên, Tổ công tác của BCĐ 389/QG không đồng ý với báo cáo này và yêu cầu Cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục điều tra những vi phạm của Công ty Thuận Phong.
Mới đây, trong cuộc họp mặt với các cơ quan báo chí, Ông Khiếu Mạnh Tường cho biết, công ty đã gửi hồ sơ giải trình, chứng minh không làm hàng gian, hàng giả đến cơ quan điều tra. Công ty cũng mong sớm có kết quả điều tra cuối cùng nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được.
Trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết quả điều tra, theo ông Tường, gần cả trăm công nhân làm việc cho Công ty Thuận Phong đành phải tạm ngừng làm việc.
Theo Anh Lưu Tuấn Giang (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) – một công nhân của công ty, từ khi công ty bị cơ quan điều tra dấu hiệu làm phân bón giả, hàng chục công nhân, trong đó có anh, đành phải nghỉ việc vì phân xưởng đóng cửa.
Hiện, những công nhân nghỉ việc từ vụ việc này được công ty trả 70% lương.
“Không hiểu lý do gì mà đã 5 tháng nay cơ quan điều tra vẫn chưa công bố kết quả vụ việc.
Tôi có gia đình rồi mà nhận lương hỗ trợ nên khó khăn cho sinh hoạt lắm”-anh nói.
Quan trọng hơn, nhiều hộ nông dân đã sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong cũng đang rất hoang mang vì phải chờ đợi cơ quan chức năng công bố kết quả quá lâu về việc phân bón họ sử dụng là giả hay thật.
Ông Nguyễn Duy Thái (xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết, đã sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong hơn 2 năm nay, chất lượng khá tốt, cho năng suất ớt cao.
“Từ khi nghe tin cơ quan điều tra phát hiện công ty có dấu hiệu làm phân bón giả tôi rất hoang mang.
Tôi rất mong có kết quả sớm của cơ quan điều tra để chúng tôi biết thực hư mà quyết định có sử dụng phân bón của công ty này nữa không” - ông Thái tâm sự.
Trong buổi làm việc ngày 27.8, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu cơ quan điều tra tỉnh phải báo cáo cho ông kết quả điều tra về dấu hiệu Công ty Thuận Phong làm phân bón giả “trong thời gian 1 tuần”.
Nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa được công bố.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.