Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Ở Sông Trà Khúc Do Vi Khuẩn Aeromonas Sobria

Theo kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng IV, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt thời gian qua của các hộ nuôi lồng bè trên sông Trà Khúc ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) là do vi khuẩn gây bệnh đóm đỏ và hội chứng lở loét Aeromonas Sobria.
Đây là một trong 3 loài vi khuẩn gây nhiễm trùng ở động vật thuỷ sản. Đối với loài cá khi bị nhiễm loài vi khuẩn này thường có các biểu hiện như đốm đỏ xuất huyết, gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần; vẩy dựng, rộp và bong ra, da xuất huyết.
Về mẫu nước, kết quả xét nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu môi trường trong nước như độ PH, oxy hòa tan; A-mô-ni-ac đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn về đảm bảo chất lượng mặt nước bảo vệ đời sống thủy sinh.
Để chữa bệnh cho cá bị nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas Sobria, hạn chế việc cá chết tiếp tục xảy ra, Chi cục Thú y tỉnh khuyến cáo bà con thực hiện các biện pháp sau để điều trị cho cá khi cá bị nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas Sobria.
Cá chết do bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas Sobria.
- Nông dân phải thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và các dụng cụ thao tác trong quá trình nuôi, đồng thời di chuyển lồng nuôi đến vị trí thích hợp để tạo môi trường sống tốt cho cá.
- Định kỳ dùng vôi bột treo ở đầu lồng, với liều lượng 2 kg/12m3 lồng, thời gian 2-3 ngày thay 1 lần
- Dùng thuốc tím KMnO4 với liều lượng 2 gam/m3 tắm cho cá trong thời gian từ 1-2 phút; kết hợp dùng kháng sinh Oxytetracyline loại 500mg, với liều lượng 20 viên cho 100 kg cá/trộn vào thức ăn tinh cho cá ăn liên tục từ 3-5 ngày. Bà con cũng có thể dùng sản phẩm KN-04-12 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho cá ăn với liều lượng 2 gam/kg cá/ngày, cho ăn 6-10 ngày liên tục.
- Chi cục Thú y tỉnh cũng khuyến cáo khi cá chết, bà con vớt hết số cá bị chết chôn ở vị trí thích hợp, đồng thời tiêu độc khử trùng hố chôn bằng vôi, chlorine để ngăn chặn sự lây lan và tránh ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Trồng cây sưa đem lại lợi ích kinh tế cao, trồng 7 năm lõi gỗ có thể đạt 5 - 7 cm, giá bán 3 - 5 triệu đồng/cây. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Hà Quảng và Công ty TNHH Diễn Xuân đang tích cực vận động bà con trồng cây sưa với diện tích ban đầu 7 ha, người tham gia trồng sẽ cung cấp cây giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Dự kiến nhân rộng ra toàn tỉnh trên những địa bàn phù hợp và nhu cầu của nông dân.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn của các chương trình, nhiều thương, bệnh binh, chính sách trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định.

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.