Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Hàng Loạt Không Phải Do Môi Trường Nước Ô Nhiễm

Sau khi Báo Quảng Ngãi có bài “Đắng lòng vì cá nuôi lồng bè chết hàng loạt”, sáng 2.4, Đoàn cán bộ Chi cục Thú ý tỉnh Quảng Ngãi đã xuống kiểm tra hiện trường. Bước đầu xác định nguyên nhân cá chết không phải do môi trường nước bị ô nhiễm.
Đoàn đã đi thị sát quanh khu vực nuôi cá lồng bè, lấy mẫu nước, mẫu cá chết... về phân tích, nghiên cứu để xác định nguyên nhân.
Kết quả phân tích bước đầu về chỉ số PH là 6.6, Oxy hòa tan là 4.82 mg/l và NH3 là 0,1 mg/l. Các chỉ số này đều trong giới hạn bình thường theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh, nên đối với nguồn nước thì không phát hiện có dấu hiệu bất bình thường, không gây ảnh hưởng đến các loài thủy sản và thủy sinh trong lồng bè cũng như khu vực xung quanh.
Ghi nhận tại hiện trường vào sáng 2.4, cá ở các lồng bè của các hộ nuôi tiếp tục chết hàng loạt. Cá chết thường là những con cá to, sắp thu hoạch, cân nặng từ 0.7 kg trở lên. Nhiều hộ bỏ mặc cá chết, không cho ăn từ nhiều ngày qua. Cá chết họ vớt lên mang đi chôn vì gà, vịt, heo đã bội thực cá.
Ghi nhận biểu hiện bệnh, cá bị thối mang, da xuất hiện nhiều đốm đỏ, tróc vẩy, tím da, cá hô hấp kém rồi chết. “Rất có khả năng cá bị vi khuẩn, vi rút hoặc kí sinh trùng. Chúng tôi sẽ gửi mẫu bệnh phẩm cho Cơ quan Thú y vùng IV để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân”- ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng phòng Thủy sản (Chi cục Thú y tỉnh) cho biết.
Trong thời gian chờ đợi kết quả từ cơ quan chuyên môn, Chi cục Thú y tỉnh khuyến cáo người nuôi cá nên thực hiện các biện pháp sau, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cá chết, gây thất thu cho người dân:
- Khử trùng môi trường nước bằng vôi bột với liều lượng 1 kg vôi cho 12m3 mặt nước. Vôi bột cho vào túi treo đầu nguồn nước trong lồng bè. Hoặc bà con dùng thuốc tím KMNO4 tắm cho cá với liều lượng 10g cho 0,5 m3 mặt nước.
Tuy nhiên, biện pháp này khó thực hiện vì bà con phải bắt cá lên khỏi mặt nước, cho vào thùng nước hòa sẵn KMNO4, điều này rất dễ gây tổn thương, có thể gây chết bởi cá vùng vẫy.
Bà con cũng có thể dùng phương pháp trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin hòa tan trong nước trộn với thức ăn để sau 5 phút rồi cho cá ăn.
Như tin đã đưa, một tháng qua, các hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) đang mất sạch vốn liếng vì cá chết hàng loạt, không biết kêu cứu ai. Chết lứa này, họ lại thả nuôi lứa khác rồi cá lại chết mà không rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Cục trồng trọt vừa đề ra giải pháp rải vụ trên 5 loại cây ăn trái, kỳ vọng giải quyết được tình trạng cung vượt cầu vào chính vụ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, giải pháp này chưa chắc mang lại hiệu quả. Ngay cả địa phương được phân công làm nhóm trưởng cũng lo nông dân... không nghe theo.

6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng cá bột, cá hương và cá giống các loại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt khoảng 1.183 triệu con, giảm 17 triệu con so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, tình trạng nhập lậu cá tầm từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào nước ta ngày càng nhiều. Cá tầm nhập lậu giá rất rẻ khiến các doanh nghiệp (DN) nuôi và chế biến cá tầm trong nước không thể cạnh tranh nổi.

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.