Vụ Cá Nuôi Chết Ở Phổ Thạnh (Quảng Ngãi) Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả cá nuôi trong lồng bè chết ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Theo đó, cá chết do môi trường nước không đảm bảo.
Kết quả kiểm tra mẫu nước tại hiện trường: độ mặn 35‰, pH 7,32; ô xy hòa tan 3,2 mg/lít; NH3 0,5 mg/lít.
Đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, thì 2 chỉ tiêu ôxy hòa tan và NH3 vượt giới hạn cho phép (giá trị giới hạn các chỉ tiêu theo quy chuẩn: ôxy hòa tan ≥ 5 mg/lít; NH3 ≤ 0,1 mg/lít).
Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục Thú y đề nghị Trạm Thú y huyện Đức Phổ và UBND xã Phổ Thạnh tiếp tục hướng dẫn cho các hộ nuôi thực hiện các biện pháp:
- Thu gom cá chết chôn ở vị trí thích hợp, đồng thời tiêu độc khử trùng hố chôn bằng vôi, chlorine… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường gây tác động bất lợi cho cá nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và các dụng cụ thao tác trong quá trình nuôi, vớt hết thức ăn thừa trong lồng nuôi để tránh ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng các biện pháp đảo nước để tăng cường ô xy hòa tan, nhất là vào khoảng thời gian từ 3- 4 giờ sáng (đây là thời gian mà hàm lượng ôxy hoà tan thấp nhất trong ngày, dễ làm cá chết do thiếu ôxy).
- Sử dụng chlorine dạng bột cho vào túi vải, treo giữa lồng, với liều lượng 0,4- 0,8 ppm (0,4- 0,8g/m3 lồng), sau thời gian 3- 4 ngày thay 1 lần để làm sạch môi trường nước tại lồng nuôi.
Như tin đã đưa, vào ngày 6.8, gần 7.000 con cá nuôi trong lồng bè sắp thu hoạch của 12 hộ dân dưới chân cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh bổng dưng chết hàng loạt khiến các hộ dân điêu đứng. Ước tổng thiệt hại cả tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.