Vụ Cá Nuôi Chết Ở Phổ Thạnh (Quảng Ngãi) Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả cá nuôi trong lồng bè chết ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Theo đó, cá chết do môi trường nước không đảm bảo.
Kết quả kiểm tra mẫu nước tại hiện trường: độ mặn 35‰, pH 7,32; ô xy hòa tan 3,2 mg/lít; NH3 0,5 mg/lít.
Đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, thì 2 chỉ tiêu ôxy hòa tan và NH3 vượt giới hạn cho phép (giá trị giới hạn các chỉ tiêu theo quy chuẩn: ôxy hòa tan ≥ 5 mg/lít; NH3 ≤ 0,1 mg/lít).
Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục Thú y đề nghị Trạm Thú y huyện Đức Phổ và UBND xã Phổ Thạnh tiếp tục hướng dẫn cho các hộ nuôi thực hiện các biện pháp:
- Thu gom cá chết chôn ở vị trí thích hợp, đồng thời tiêu độc khử trùng hố chôn bằng vôi, chlorine… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường gây tác động bất lợi cho cá nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và các dụng cụ thao tác trong quá trình nuôi, vớt hết thức ăn thừa trong lồng nuôi để tránh ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng các biện pháp đảo nước để tăng cường ô xy hòa tan, nhất là vào khoảng thời gian từ 3- 4 giờ sáng (đây là thời gian mà hàm lượng ôxy hoà tan thấp nhất trong ngày, dễ làm cá chết do thiếu ôxy).
- Sử dụng chlorine dạng bột cho vào túi vải, treo giữa lồng, với liều lượng 0,4- 0,8 ppm (0,4- 0,8g/m3 lồng), sau thời gian 3- 4 ngày thay 1 lần để làm sạch môi trường nước tại lồng nuôi.
Như tin đã đưa, vào ngày 6.8, gần 7.000 con cá nuôi trong lồng bè sắp thu hoạch của 12 hộ dân dưới chân cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh bổng dưng chết hàng loạt khiến các hộ dân điêu đứng. Ước tổng thiệt hại cả tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sơn Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Để đa dạng hóa vật nuôi hướng tới phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Sơn Hòa đã triển khai dự án nuôi bồ câu Pháp và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn 1 năm Hội Nông dân (ND) phát động tận dụng đất trống, vườn tạp để trồng thanh long ruột đỏ. Đến nay nhiều hộ ND xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ đã bắt đầu có trái bán.

Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng tôi được biết, hiện nhiều hộ dân ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đang đưa cây dưa Kim Cô Nương vào gieo trồng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình bà Hoàng Thị Sơi ở thôn Nà Chuông I với diện tích 1.500 m2 , mỗi năm trồng hai vụ dưa, gia đình bà Sơi thu hoạch gần năm tấn dưa, thu nhập gần 100 triệu đồng...

Với việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển “nông nghiệp đô thị” như thời gian qua tại TP.Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân tại đây.

Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau đã triển khai thành công Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua 2 năm triển khai, năng suất tôm công nghiệp đạt 12-18 tấn/ha.