Vốn Agribank Giúp Nông Dân Đổi Đời

Xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư nên vốn của Agribank “chảy” ngày càng nhiều vào lĩnh vực này. Nguồn vốn đó đã giúp rất nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu.
Giàu lên nhờ vốn vay
Trước đây, do ít ruộng lại không có vốn để phát triển sản xuất nên cuộc sống của gia đình ông Phạm Ủy ở thôn Sơn Tùng, xã Quảng Vinh (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) rất khó khăn.
Năm 2009, ông Tùng vay Agribank chi nhánh Quảng Điền 12 triệu đồng để mua một chiếc máy cày phục vụ cho việc sản xuất. Sau khi mua máy cày, ông thuê hơn 5 mẫu ruộng để trồng lúa, đồng thời làm dịch vụ cày ruộng trong vùng.
Nhờ sản xuất và làm dịch vụ hiệu quả nên chỉ sau thời gian ngắn gia đình ông Tùng đã có của ăn của để. Rồi ông dùng tiền tích trữ được sắm máy gặt, máy bơm mở rộng làm ăn. Mới đây, sau khi tích trữ được số vốn kha khá, ông vay thêm 120 triệu đồng của Agribank để mua một máy gặt đập liên hợp trị giá 700 triệu đồng. Theo tính toán của ông Tùng, chỉ sau gần 5 năm làm dịch vụ ông sẽ thu đủ khoản tiền đã đầu tư mua máy gặt này.
Ông Tùng bảo, nhờ đồng vốn của Agribank mà ông có điều kiện vươn lên làm giàu và ông rất tâm đắc với cung cách phục vụ của phía Agribank. “Việc vay vốn rất thuận lợi, chỉ cần tui nói muốn vay là 20 phút sau người của ngân hàng đã đến thẩm tra và làm thủ tục cho vay vốn”- ông Tùng kể.
Trước đây, gia đình ông Phạm Hóa ở thôn 14, xã Quảng Công kiếm sống bằng nghề đánh cá trên biển rồi nuôi tôm nhưng cuộc sống cứ mãi bấp bênh. Nhiều năm trở lại đây, ông vay vốn của Agribank phát triển nuôi các loại cá chẽm, nâu, hồng, dìa… trên những diện tích hồ tôm trước đây. Nhờ phát triển sản xuất đúng hướng nên kinh tế của gia đình ông Hóa ngày càng khấm khá, chỉ với 1.500m2 hồ nuôi nhưng mỗi năm gia đình ông thu về khoản lãi ròng không dưới 50 triệu đồng.
Tam nông là trọng tâm
"Vốn của Agribank thật sự là “bà đỡ” giúp người nông dân đổi đời". Ông Trần Văn Lập - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên- Huế
Bà Lê Thị Hòa - Giám đốc Agribank chi nhánh Quảng Điền cho biết, nông dân vay vốn của chi nhánh chủ yếu để phát triển sản xuất trang trại, chăn nuôi và phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, hộ vay lớn nhất lên đến 1 tỷ đồng.
Theo bà Hòa, trước đây lượng lớn hộ dân ở huyện vỡ nợ sau khi vay vốn của chi nhánh để phát triển nuôi tôm. Không bỏ rơi người nông dân, chi nhánh đã cho họ tiếp tục vay vốn để phát triển nuôi cá trên diện tích hồ tôm trước đây. Nhờ sử dụng đồng vốn đúng mục đích nên bà con vươn lên làm giàu và trả nợ cũ rất nhanh.
Giám đốc Agribank Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Bình cho biết, đến 31.12.2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh đạt 2.820 tỷ đồng, tăng 994 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 66,57% tổng dư nợ.
Hàng năm có hàng vạn khách hàng thuộc đối tượng nông nghiệp, nông thôn được chi nhánh cho vay vốn và chi nhánh luôn xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư. “Đồng vốn của Agribank đã giúp tam nông ở tỉnh có sự phát triển bền vững, đời sống vật chất của người dân nông thôn được nâng cao…” - ông Bình khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.