Võ Nhai Trồng Mới 870 Ha Rừng

Tính đến thời điểm này, huyện Võ Nhai đã hoàn thành kế hoạch trồng rừng mới năm 2014, với tổng diện tích 870ha (vượt 2% so với kế hoạch). Các loại cây trồng chủ yếu gồm keo lai, bạch đàn Úc, bồ đề…
Được biết, để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo trồng rừng của huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Võ Nhai và các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ khai thác rừng trồng để giải phóng đất trồng rừng; chủ động nguồn giống và quản lý tốt chất lượng cây giống. Đồng thời, các cơ quan chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng và hướng dẫn nhân dân trồng rừng theo hướng thâm canh, xen canh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao...
Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.
Trong thời gian tới, huyện Võ Nhai sẽ tập trung thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng; tiếp tục rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng rừng mới năm 2015.
Nguồn bài viết: http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/vo-nhai-trong-moi-870-ha-rung-222240-108.html
Có thể bạn quan tâm

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Khi nhắc đến chàng trai Cháng Thìn Lù, hội viên, nông dân chi hội thôn Thanh Long, Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) liền trầm trồ rằng, “nó” vừa bảnh trai, vừa giỏi làm kinh tế, từ lời nói đến việc làm đều dễ thuyết phục bà con.

Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.